Khởi nghiệp kinh doanh trong trường ĐH và phát triển đại học khởi nghiệp
GIỚI THIỆU
Trên thế giới, khởi nghiệp kinh doanh trong trường ĐH và phát triển đại học khởi nghiệp (entrepreneurial university) ngày càng được quan tâm. Trong hơn hai thập niên qua, phát triển ĐH khởi nghiệp và sự thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp kinh doanh đã thay đổi tư duy trong quản trị ĐH, đẩy mạnh thương mại hóa và chuyển giao công nghệ nhằm khai thác tối ưu nguồn lực trong các nhà trường. ĐH không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu, mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội (Nguyễn Hữu Đức và cộng sự, 2018). Do vậy, các quốc gia thường có những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển khởi nghiệp kinh doanh trong trường ĐH, đồng thời tạo môi trường đổi mới trong cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành (Đinh Văn Toàn, 2019a). Tại Việt Nam, các trường ĐH cũng đã và đang có sự chuyển đổi theo hướng này để giảm bớt sự phụ thuộc vào bao cấp của Nhà nước, tăng tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các hoạt động và kết quả còn rất hạn chế: chưa đa dạng về loại hình hoạt động, đặc biệt chưa đi vào chiều sâu; lợi ích mang lại còn rất nhỏ bé so với tiềm năng của các bên liên quan trong trường ĐH. Trên cơ sở tổng quan cơ sở lý luận về khởi nghiệp kinh doanh trong các trường ĐH và kết quả khảo sát, bài viết sẽ trình bày nhận xét về kết quả các hoạt động này tại các trường ĐH Công lập khối kỹ thuật có truyền thống lâu đời ở miền Bắc Việt Nam. Đồng thời, phân tích mặt thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân chủ yếu trên góc độ tổ chức quản lý tại các trường ĐH này. Kết quả và các nhận xét, đánh giá rút ra sẽ là cơ sở để tác giả kiến nghị các giải pháp khả thi trong đổi mới về mặt chính sách giúp các trường ĐH công lập ở Việt Nam Bài viết tiếp cận khởi nghiệp kinh doanh trên các khía cạnh chủ yếu về thay đổi phương thức tổ chức, điều hành (thành lập doanh nghiệp hoặc các viện, trung tâm về triển khai NCKH và kết hợp các hoạt động tư vấn, chuyển giao…), phát huy tinh thần doanh nghiệp của các viên chức giảng dạy và quản lý tại các trường ĐH công lập ở Việt Nam. Bốn trường ĐH Công lập khối khoa học kỹ thuật ở phía Bắc được chọn làm địa bàn nghiên cứu, bao gồm: Bách khoa Hà Nội, Xây dựng, Thủy lợi, Mỏ – Địa chất. Bên cạnh việc sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của 4 trường ĐH này, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn định tính sâu, sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc đối với 7 nhà khoa học tham gia quản lý, điều hành các đơn vị kinh doanh và 2 nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn nhất trong các trường ĐH này trong năm 2018.
Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Hoạt động mang tính kinh doanh trong trường Đại học bao gồm những gì?
Hoạt động mang tính kinh doanh trong trường Đại học bao gồm những gì?
Nội dung nghiên cứu Khởi nghiệp kinh doanh trong các trường đại học công lập ở Việt Nam
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu và khảo sát về hoạt động khởi nghiệp kinh doanh tại các trường đại học (ĐH) Công lập ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi từ Cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ. Với kết quả rút ra từ khảo sát tại bốn trường ĐH công lập tiêu biểu, bài viết chỉ rõ các vướng mắc, thách thức đối với hoạt động này và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy các trường ĐH công lập phát triển theo xu hướng ĐH khởi nghiệp trong giai đoạn tới
Tài liệu PDF miễn phí
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021