Tầm quan trọng của Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam

Tầm quan trọng của Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VN

I . TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGỌAI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

Thực hiện chính sách đối ngoại là yêu cầu khách quan của mọi quốc gia và của cách mạng Việt Nam

  1. Chính sách đối ngoại là sự tiếp nối chính sách đối nội, là một bộ phận quan trọng trong đường lối chính trị và chính sách của mọi quốc gia dân tộc.
    – Mọi quốc gia đều phải thực hiện chính sách đối ngoại để tập hợp lực lượng quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài nhằm xây dựng thực lực của mình và góp phần giải quyết vấn đề chung trong quan hệ quốc tế.
    – Đảng Cộng sản và nhà nước XHCN luôn quan tâm xây dựng và thực hiện đường lối đối ngoại nhân đạo và hòa bình. Đoàn kết với các dân tộc trên thế giới nhằm mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
  2.  Mở rộng quan hệ đối ngoại là xu thế của thời đại và yêu cầu bức xúc của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay
    – VN là một bộ của cách mạng thế giới nên phải vận động trong bối cảnh chung của thời đại
    – Thành tựu trong công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước ta đã góp phần giữ vững hòa bình, phát triển KT-XH, nâng cao uy tín VN trong khu vực và thế giới.
    – Đến nay VN đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước.
    – Khó khăn của chúng ta là năng lực cạnh tranh còn thấp, hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế.


II . NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

  1. Mục tiêu và nhiệm vụ chung của công tác đối ngoại :
    – Mục tiêu: nhằm thực hiện mục tiêu chung là xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
    – Nhiệm vụ chung: “Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì HB, ĐLDT,DC và tiến bộ xã hội”.
    – Nhiệm vụ của công tác đối ngoại hiện nay là :
    + Giữ vững môi trường hoà bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
    + Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
    + Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
  2. Các nguyên tắc trong quan hệ đối ngoại hiện nay :
    a. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
    – Đây là nguyên tắc cơ bản, là quan điểm nhất quán trong quan hệ đối ngoại của Đảng và nhà nước ta phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
    – Việt Nam tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền lựa chọn chế độ chính trị của các nước trên thế giới, không can thiệp, không dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ với các nước khác, kiên quyết chống lại sự can thiệp, áp đặt xâm phạm đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.
    b. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hoà bình
    – Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, sự bất đồng và tranh chấp giữa các nước, các khu vực về kinh tế, chính trị, dân tộc, tôn giáo, biên giới …là khó tránh khỏi.
    – Với tinh thần đổi mới phương châm xử lý quan hệ quốc tế của chúng ta là hoà bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước, phát huy những điểm tương đồng, hạn chế những điểm bất đồng kiên quyết phản đối dùng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. c. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi
    – Quyền bình đẳng giưã các quốc gia, dù lớn hay nhỏ đã được khẳng định trong hiến chương liên hiệp quốc.
    – Thực hiện quyền bình đẳng chính là bảo đảm quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc và phát triển của mỗi dân tộc. Khẳng định tôn trọng quyền bình đẳng thể hiện tư thế và vị trí của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.

III. CHỦ TRƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỤ THỂ

  1. Củng cố và tăng cường quan hệ với các Ðảng cộng sản, Đảng công nhân, Ðảng cánh tả, các phong trào ĐLDT, cách mạng và tiến bộ trên thế giới.
    2. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các Ðảng cầm quyền
    3. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”
    4. Tích cực tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người
    5. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại

ASEAN, APEC, EU, WTO, QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

  1. NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
  1. Đẩy mạnh công tác thông tin nghiên cứu, dự báo tình hình khu vực và thế giới, kịp thời có những chủ trương, chính sách thích hợp; tăng cường hơn nữa công tác thông tin đối ngoại.
  2. Bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ làm công tác đối ngoại
  3. Phối hợp chặt chẽ ngoại giao nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân.
  4. Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại
    Chăm sóc giúp đỡ người gia không nơi nương tựa, những người tàn tật và những nạn nhân do hậu quả chiến tranh để lại.
    + Thực hiện cải cách cơ bản tiền lương.
    – Về bảo hiểm xã hội và các họat động nhân đạo từ thiện :
    + Thực hiện và hòan thiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo đảm đời sống người nghỉ hưu ổn định …Xây dựng luật bảo hiểm xã hội.
    + Đẩy mạnh các họat động nhân đạo từ thiện, thực hiện chính sách bảo trợ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, người già cô đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật. Xây dựng quỹ tình thương.
    c. Chăm lo và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất của nhân dân:
    + Tiếp tục củng cố hệ thống y tế nhà nước, nhất là y tế xã , huyện.
    + Đổi mới và tăng cường công tác quản lý bệnh viện.
    + Mở rộng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe.
    + Xây dựng chính sách quản lý và phát triển công nghiệp dược, thiết bị y tế
    + Chấn chỉnh việc thu, sử dụng viện phí, chống tiêu cực trong các dịch vụ y tế, đề cao y đức.
    + Phát triển phong trào thể dục thể thao sâu rộng . Mở rông hợp tác quốc tế về TDTT.
    + Khám, chữa bệnh miễn phí cho các gia đình chính sách, người nghèo.
    + Tăng đầu tư cho y tế.
    + Phát triển y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại.
    d. Đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và bệnh dịch AIDS :
    – Thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và pháp luật để phòng chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ trộm cướp, cờ bạc, ma túy, mua bán dâm
    – Từng bước ngăn chặn và giảm tốc độ phát triển bệnh dịch AIDS.

Nhìn lại hơn 20 năm qua, Đảng ta đã có những bước đổi mới căn bản trong tư duy về chính sách xã hội và trong thực tiễn đã đạt được những thành tựu đáng kể. Song, nhiệm đặt ra trong giai đọan tới còn nặng nề và hết sức khó khăn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết những vấn đề xã hội đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước theo định hướng XHCN.  (Bài 17 | Nguồn: hoaihancntt)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *