Các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Những chuẩn mực kế toán đầu tiên của VN được ban hành vào năm 2001 nhưng cho đến nay còn ít các nghiên cứu đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán. Bài viết này nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chuẩn mực kế toán được vận dụng ở các DNNVV tại Đà Nẵng còn tương đối thấp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy năng lực kế toán viên là một trong những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Việc tăng cường công tác kiểm tra từ phía cơ quan thuế, hay yêu cầu báo cáo tài chính phải được kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV tại Đà Nẵng.

Các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ

Các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại đà nẵng

1. Mở đầu

DNNVV là một bộ phận quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế ở nước ta.Trong tiến trình đó, việc tổ chức và triển khai tốtcông tác kế toán là một cách thức để góp phầnvào việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Đó cũng là cơ sở cho việc kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, từng bước tạo điều kiện số liệu tài chính của DNNVV được minh bạch để các DN này có điều kiện thuận lợi hơn tham gia vào thị trường vốn.

Với tầm quan trọng đó, chế độ kế toán cho các DNNVV lần đầu tiên được ban hành từ năm1996 và từ đó đến nay đã nhiều lần được điều chỉnh cho phù hợp với quá trình đổi mới kinh tếở nước ta, mà gần đây nhất là Quyết định 48 ban hành tháng 9/2006. Quyết định này được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán VN được ban hành từ năm 2001, nhưng áp dụng loại trừ cho các DNNVV. Tuy có những thay đổi pháp lý quan trọng như vậy, nhưng đến nay nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV còn khiêm tốn. Nhiều nghiên cứu chỉ bàn về tổ chức công tác kế toán hay đặc trưng của chế độ kế toán cho DNNVV (Hà Thị Ngọc Hà, 2006; Ngô Đức Đoàn, 2006; Mai Thị Hoàng Minh, 2007; Nguyễn Hoản, 2007), chứ chưa có những đánh giá cụ thể về tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán.

Trên bình diện quốc tế, nhiều nghiên cứu đã thực hiện nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán. Hầu hết các nhân tố này liên quan đến đặc trưng của doanh nghiệp như: quy mô (Chow & Wong-Boren, 1987; Cooke, 1991…); khả năng sinh lời (Belkaoui & Kahl, 1978; Singhvi & Desai, 1971; Wallace & Naser, 1995); nhận thức của chủ doanh nghiệp (Page, 1984; Collis & Jarvis, 2000); trình độ giáo dục (Doupnik & Salter 1995); cấu trúc nợ (Sekely & Collins, 1988). Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu hết được thực hiện ở các nước theo mô hình kế toán Anglo-Saxon, hoặc ở các nước phát triển. Điều này mở ra một không gian nghiên cứu về nhân tố vận dụng chuẩn mực kế toán ở các nước.

Những vấn đề trên đặt ra câu hỏi: Nhân tố nào ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV ở VN. Trả lời câu hỏi trên ở các địa phương sẽ có cái nhìn sát thực hơn về thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán; qua đó góp phần hoàn thiện chuẩn mực kế toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh các DNNVV tại thành phố Đà Nẵng. Đây là một trung tâm kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều yếu tố thuận lợi để đánh giá việc triển khai vận dụng chuẩn mực kế toán cho DNNVV trong bối cảnh đổi mới kinh tế.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán ?

Thiết kế nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu đã xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Bài viết này dựa theo cách tiếp cận của những nghiên cứu trước, có xem xét đến điều kiện đặc thù của VN để lựa chọn các biến một cách phù hợp.

  • Quy mô doanh nghiệp: Trong nhiều nghiên cứu, quy mô được xem là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán, như các công trình của Chow & Wong-Boren (1987), Cooke (1989, 1991)… Các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp (DN) có quy mô lớn thì mức độphức tạp của các nghiệp vụ kinh tế càng cao và do vậy việc vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ đầy đủ hơn.
  • Khả năng sinh lời: Ảnh hưởng của nhân tố này cũng không nhất quán. Belkaoui & Kahl (1978), Singhvi & Desai (1971), Wallace & Naser (1995) cho rằng các DN có khả năng sinh lời cao thường mở rộng địa bàn kinh doanh và tìm kiếm nguồn tài trợ mới. Khi đó, vận dụng chuẩn mực kế toán là tiền đề để thông tin công bố qua báo cáo tài chính (BCTC) trung thực và hợp lý, là cơ sở để nhà đầu tư có thể ra các quyết định tài trợ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác của Dumontier (1998), Inchausti (1997) lại cho rằng chưa có những chứng cớ chắc chắn về vấn đề này.
  • Cấu trúc vốn của doanh nghiệp: Là quan hệ tỷ lệ giữa các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Các nghiên cứu của Zarzeski (1996),các đối tượng khác. Liên hệ với điều kiện ở các DN ở Đà Nẵng, tác giả cho rằng những DN sử dụng nợ vay ngân hàng càng cao thì mức độ vận dụng chuẩn mực càng nhiều.
  • Ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán:Al-Baskeki (1995) cho rằng tổ chức kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến việc quyết định của DN trong việc lựa chọn chuẩn mực kế toán, đặc biệtlà các chuẩn mực quốc tế. Nếu một DN được kiểm toán bởi một trong các hãng kiểm toán lớn thìDN đó quan tâm nhiều hơn đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ thực tiễn đó trên thế giới, liên hệ với điều kiện VN, tác giả

    cho rằng, nếu BCTC của DNNVV được kiểm toán thì mức độ vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ cao hơn những DN không yêu cầu bắt buộc kiểm toán. Tuy nhiên, ở VN các DNNVV thì không yêu cầu bắt buộc kiểm toán. Điều này đặt ra nghi vấn là việc tuân thủ chuẩn mực kế toán ở DNNVV còn rất thấpĐể đo lường nhân tố này, có hai biến giả được sử dụng:

    Nếu D1 = 1 nghĩa là BCTC của DN được kiểm tra bởi cơ quan thuế.

    Nếu D2 = 1 nghĩa là BCTC của DN được kiểm toán.

    Nếu cả D1 = 0 và D2 = 0 nghĩa là BCTC của DN không được kiểm toán và kiểm tra bởi cơ quan thuế.

    độ đó, nhận thức của chủ DN sẽ ảnh hưởng đến

  • Trình độ giáo dục: Nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy kế toán có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo bài bản thì khả năng vận dụng các chuẩn mực ngày càng cao (Gernon, Meek, & Mueller, 1987), vì những kiến thức trong quá trình đào tạo sẽ giúp kế toán viên có nhận thức tốt hơn về khoa học kế toán và vận dụng chuẩn mực kế toán.
  • Nhận thức của chủ doanh nghiệp: Kế toán được xem là một công cụ của người quản lý để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và vận hành DN hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kế toán được xem như là một phương tiện để kê khai thuế, chứ chưa thật sự quan tâm đến vai trò của nó trong quản lý. Ở góc độ đó, nhận thức của chủ DN sẽ ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán.

Phương pháp phân tích nhân tố để rút 15 thuộc tính thành 4 nhân tố đại diện cho trình độ giáo dục và nhận thức của người chủ.

+ Nhân tố thứ nhất gọi là năng lực kế toán viên thể hiện quacác thuộc tính như: Sử dụng kiến thức đào tạo bổ sung sau khi tốt nghiệp, sử dụng kiến thức đã họctrong thời gian học đại học, cao đẳng, trình độ đồng đều của kế toán viên và kinh nghiệm nghề nghiệp.

+ Nhân tố thứ hai gồm các thuộc tính như: Dựa vào thông tư hướng dẫn của từng chuẩn mựckế toán, quy định về chế độ chứng từ kế toán, dựa vào bản gốc chuẩn mực kế toán và vận dụng chế độ kế toán cho DN lớn nhưng cải biên, ápdụng cho DNNVV. Những thuộc tính này là kết quả của quá trình trao đổi với kế toán viên và chothấy thói quen sử dụng các văn bản dưới luật đãảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán.Tác giả đặt tên nhân tố này là tài liệu hướng dẫn thực hành. Nhân tố thứ ba liên quan đến vai trò của các tổ chức nghề nghiệp, bao gồm: tư vấn của công ty kiểm toán, tư vấn của bộ phận tuyên truyền – thuế và tư vấn của bạn bè trong lĩnh vựckế toán, được đặt tên là tư vấn cộng đồng kinh doanh. Nhân tố thứ tư liên quan đến nhận thức của người chủ về vai trò của kế toán, gồm hai thuộc tính là: yêu cầu của chủ DN và sự quan tâm của chủ DN về công việc kế toán.

Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán

3. Phương pháp nghiên cứu

Để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV tại Đà Nẵng, nghiên cứu đã khảo sát 283 doanh nghiệp tại các quận huyện trên địa bàn.

Người được điều tra là kế toán trưởng hay phụ trách kế toán ở các DN. Công tác điều tra do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội thành phố Đà Nẵng đảm nhiệm, với một bảng điều tra nhằm vào hai vấn đề lớn sau:

– Những loại chuẩn mực nào được sử dụngtrong doanh nghiệp.

– Nhận thức của kế toán viên về việc vận dụng chuẩn mực kế toán.

Để xem xét ảnh hưởng các nhân tố đến vậndụng chuẩn mực kế toán, ngoài các biến độc lậpđã đề cập ở trên, biến phụ thuộc được đo lường qua danh mục các chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV được quy định ở QĐ 48. Cách tiếp cận này được sử dụng tương tự như nghiên cứu của Cooke (1989), Donna & Stephanie (2000).

Kết quả nghiên cứu nhân tố

4. Kết quả nghiên cứu : Xem chi tiết trong tài liệu PDF ở cuối bài

5. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số điểm quan trọng sau:

Một là, tỷ lệ chuẩn mực kế toán vận dụng ở các DNNVV tại Đà Nẵng ở mức dưới 50%. Các chuẩn mực sử dụng phổ biến là những chuẩn mực liên quan đến doanh thu, tài sản cố định, hàng tồn kho và trình bày BCTC. Đặc điểm này phù hợp với thực trạng các DNNVV ở Đà Nẵng chủ yếu tham gia vào hoạt động thương mại và dịch vụ, quy mô vốn nhỏ, ít tham gia vào các giao dịch kinh tế phức tạp.

Hai là, nhân tố con người được coi là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến vận dụng chuẩn mực kế toán ở các DNNVV ở Đà Nẵng. Các nhân tố còn lại ảnh hưởng tuy không có ý nghĩa thống kê khi xây dựng mô hình, nhưng lại đặt ra nhiều điều đáng suy nghĩ về giá trị thông tin BCTC của các DNNVV đối với cộng đồng kinh doanh. Và điều này đặt ra tiếp tục nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Ba là, công tác kiểm tra/kiểm toán cần được chú trọng trong hệ thống các DNNVV. Tuy kết quả nghiên cứu nhân tố này còn chưa nhất quán trong cả hai mô hình, nhưng chính tác động của các tổ chức kiểm toán hay vai trò kiểm tra của nhà nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính tuân thủ của các DNNVV ở Đà Nẵng trong vận dụng chuẩn mực, và đến lượt đó tác động đến chất lượng của thông tin tài chính từ phía các DNNVV?

Tài liệu PDF: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán 

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾTOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪATẠI ĐÀ NẴNG * –  File PDF

TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *