Mô hình nghiên cứu vai trò của Giáo dục và Đào tạo với chọn việc làm
Bối cảnh nghiên cứu
- Thanh niên là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển ở Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, là nhóm lao động quan trọng trong thế hệ “dân số vàng”, đồng thời sẽ là nhóm “dân số già” của 30-40 năm sắp tới. Vì vậy, chất lượng nhân lực và việc làm thanh niên là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo an sinh xã hội trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, thanh niên cũng là nhóm đối tượng dễ chịu tác động xấu của tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp, đặc biệt là trước những biến động và khủng hoảng của nền kinh tế như thời gian vừa qua. Để tăng khả năng có việc làm cho thanh niên Việt Nam, cần phải xác định các lựa chọn việc làm phù hợp, giúp cho thanh niên có thêm thông tin ra quyết định đầu tư vào vốn con người, vốn xã hội nhằm có được một sự nghiệp như mong muốn.Câu hỏi đặt ra là, vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự lựa chọn việc làm và nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện nay giữa tự tạo việc làm thay vì đi tìm một công việc làm công như thế nào?Câu hỏi này có thể được trả lời theo hai hướng tiếp cận khác nhau. Với cách tiếp cận vĩ mô, lựa chọn việc làm của thanh niên chịu ảnh hưởng của sự thay đổi trong tổng cầu của nền kinh tế (suy thoái kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng việc làm…) và những biến động trên thị trường lao động (mức lương, tốc độ tăng lực lượng lao động,..). Bên cạnh đó, cách tiếp cận vi mô giải thích các đặc tính cá nhân và gia đình, vốn con người, vốn xã hội sẽ khuyến khích hay không khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm hay lựa chọn làm công.Để trả lời câu hỏi trên, bài viết này sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu về cung cầu trên thị trường lao động nhằm tới các mục tiêu sau:
- Phân tích thực trạng trình độ giáo dục và đào tạocủa lực lương lao động thanh niên Việt Nam.
- Tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của chúng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam giữa các lựa chọn làm công và tự làm chủ có tính tới rủi ro thất nghiệp trên thị trường lao động.
-
Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn số liệuBài viết sử dụng mô hình hồi qui Logistic đa bậc với bộ số liệu Khảo sát Mức sống hộ gia đình năm 2008 có so sánh với mô hình tương tự sử dụng bộ số liệu 2006 để giải thích cho các quyết định lựa chọn việc làm của thanh niên trong thị trường lao động Việt Nam. Thanh niên được xác định là những người từ 15 đến 29 tuổi thuộc lực lượng lao động.Mẫu cuối cùng của lực lượng lao động thanh niên trong Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 gồm 7215 và năm 2008 gồm 7458 người từ 15 đến tròn 29 tuổi, cả nam lẫn nữ. Sau khi được lấy trọng số, cơ cấu lực lượng lao động thanh niên Việt Nam năm 2006-2008 được trình bày trong bảng 01.Khung phân tích cơ cấu lực lượng lao động thanh niên Việt Nam được trình bày trong sơ đồ 01 dưới đây.Trong đó:Thanh niên không thuộc lực lượng lao động: bao gồm những thanh niên không làm việc hoặc không có nhu cầu làm việc do đang đi học, tàn tật…Thanh niên thuộc lực lượng lao động: bao gồm những thanh niên đang làm việc hoặc không làm việc nhưng có nhu cầu làm việc tại thời điểm nhất định.Thanh niên thất nghiệp: bao gồm những thanh niên thuộc lực lượng lao động, không làm việc trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra, đang tìm kiếm việc làm hoặc có nhu cầu làm việc.
Thanh niên có việc làm: bao gồm những thanh niên đang làm việc trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra, bao gồm 2 loại Làm công và Tự tạo việc làm, chi tiết theo 4 nhóm như sau:
Làm công trong khu vực chính thức (Làm công CT): bao gồm những thanh niên làm công ăn lương trong khu vực kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Làm công trong khu vực phi chính thức(Làm công PCT): bao gồm những thanh niên làm công ăn lương cho hộ gia đình khác không phải doanh nghiệp tư nhân.
Làm chủ sản xuất kinh doanh (SXKD): bao gồm những thanh niên giữ vai trò là người quản lý, điều hành hoặc nắm nhiều thông tin nhất về hoạt động SXKD của hộ gia đình có thuê lao động. Đây là nhóm có tiềm năng đem lại tính năng động cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như nền kinh tế quốc gia.
Tự làm cho bản thân và gia đình: bao gồm những thanh niên tự làm những công việc tạo thu nhập cho bản thân và gia đình, công việc này do tự bản thân và gia đình quyết định và không thuê thêm nhân công. Nhóm hoạt động việc làm này góp phần giảm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cho thanh niên, đồng thời đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ và gia đình. Tuy nhiên, trong dài hạn, nhóm này đóng góp không nhiều vào tăng trưởng kinh tế quốc gia do tính chất hoạt động tự phát, nhỏ lẻ, năng suất và thu nhập thấp.
Sơ đồ 1: Cơ cấu lực lượng lao động thanh niên, (VHLSS) 2006-2008
Bảng 1: Cơ cấu lực lượng lao động thanh niên, VHLSS 2006-2008
Đơn vị: %
Các đặc điểm của thanh niên 2006 2008 Tình trạng việc làm Thất nghiệp 4.13 2.28 Làm công chính thức 23.97 17.94 Làm công phi chính thức 20.82 16.07 Làm chủ SXKD 6.78 12.93 Tự làm cho bản thân và gia đình 44.3 50.78 Đặc điểm công việc của thanh niên Ngành/ lĩnh vực Lĩnh vực NN 45.33 51.84 Lĩnh vực CNXD 26.72 31.53 Lĩnh vực DV, thương mại, vận tải, nhà hàng KS,… 23.81 14.34 Không làm việc (thất nghiệp) 4.13 2.28 Trình độ nghề Làm việc chuyên môn bậc cao 7.98 8.06 Làm việc có kỹ thuật 24.12 23.84 Làm việc giản đơn 63.77 65.81 Không làm việc (thất nghiệp) 4.13 2.28 TỔNG SỐ NGƯỜI 14,901,335 16,454,539 - Phương pháp phân tíchBài viết áp dụng phương pháp phân tích hai biến và đa biến để tìm hiểu và lượng hóa mức độ và cách thức ảnh hưởng của trình độ giáo dục đào tạo tới lựa chọn việc làm của thanh niên Việt Nam trong khi kiểm soát một số yếu tố khác. Ảnh hưởng của cùng lúc nhiều biến độc lập tới biến phụ thuộc cần được xem xét vì trong thực tế mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng thường xảy ra đồng thời và hết sức phức tạp, mô hình hồi quy Logistic đa bậc sẽ được sử dụng.
Để lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau một cách đồng thời tới khả năng (xác xuất) lựa chọn việc làm của thanh niên, mô hình có hàm mật độ xác suất (CDF) logitstic sau được sử dụng:Trong đó, Yi là biến rời rạc thể hiện khả năng lựa chọn việc làm của cá nhân i
Hàm hồi qui logit ước lượng xác suất biến phụ thuộc Y nhận giá trị j (Y=j) theo các biến độc lập X có dạng như sau:
trong đó, j là các lựa chọn khác nhau của biến phụ thuộcY (khả năng lựa chọn việc làm); X là vector các biến đo lường đặc tính cá nhân như đặc tính nhân khẩu học, vốn con người, vốn xã hội; các biến phản ánh ảnh hưởng của môi trường kinh tế xã hội. βi (i=1,k) là các tham số của mô hình hồi qui.
Chẳng hạn với trường hợp Y=1, ta có:
Tương tự như vậy với các Y=j
Với các giá trị cụ thể của biến X chúng ta tính được các giá trị xác suất tương ứng là:
Tương tự như vậy với các Y=j
Các biến trong mô hình hồi quy bao gồm: Biến phụ thuộc
Để phản ánh được thực tế trên thị trường lao động Việt Nam là thanh niên sẽ lựa chọn việc làm đứng trước rủi ro thất nghiệp cao hơn so với lao động trưởng thành, biến phụ thuộc được sử dụng là “Tình trạng việc làm” sẽ bao gồm 5 giá trị (Y=0 nếu thất nghiệp; Y=1 nếu chọn tự làm công khu vực chính thức-làm công CT, Y=2 nếu chọn làm công phi chính thức-làm công PCT, Y=3 nếu chọn làm chủ SXKD, và Y=4 nếu chọn tự làm cho bản thân). Trong đó, Y=0 với tình trạng thất nghiệp được chọn làm giá trị tham chiếu.
Biến giải thích
– Nhóm biến đại diện cho yếu tố “vốn con người” bao gồm:
Kinh nghiệm trên thị trường lao động, là biến liên tục, giá trị của biến này được tính bằng cách lấy (Tuổi-số năm đi học-6) tương ứng với mỗi cá nhân.
Trình độ học vấn là biến rời rạc, bao gồm 2 giá trị, tốt nghiệp PTTH trở lên và chưa tốt nghiệpPT- TH.
Đào tạo là biến rời rạc, bao gồm 2 giá trị, lao động chưa qua đào tạo và lao động đã qua đào tạo (đã tốt nghiệp học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng đại học trở lên).
– Nhóm biến đại diện cho yếu tố “vốn xã hội”:
Từ bộ số liệu khảo sát mức sống dân cư chúng ta không có những thông tin trực tiếp để đánh giá mức độ vốn xã hội của các cá nhân. Tuy nhiên, có thể sử dụng một số biến đại diện sau đây:
Vốn xã hội quan hệ: thể hiện lợi ích mà các cá nhân có được tự những mối quan hệ thân thích trong gia đình, bạn bè, thường được biểu diễn qua các biến phản ánh hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn việc làm của thanh niên như cơ cấu hộ gia đình theo số thành viên là nữ trên 15 tuổi trong hộ, theo số thành viên cũng tự tạo việc làm trong hộ, theo nghề nghiệp và trình độ của chủ hộ. Tiềm lực tài chính của hộ gia đình cũng là yếu tố quan trọng. Cụ thể, mô hình có sử dụng các biến như sau: Tỷ lệ số thành viên là nữ trên 15 tuổi trong hộ; Tỷ lệ số thành viên tự tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; nghề và lĩnh vực việc làm của chủ hộ, trình độ học vấn và trình độ nghề của chủ hộ.
Tiềm năng nguồn lực vật chất của hộ gia đình: tỷ
trọng thu nhập ngoài làm việc của hộ trong tổng số thu nhập hàng năm, đây là những khoản thu nhập thường xuyên; tỷ trọng các khoản thu không tính vào thu nhập vì không thường xuyên như bán tài sản, vay mượn….
Vốn xã hội giao tiếp: thể hiện lợi ích của các cá nhân được hưởng từ mối quan hệ với các mạng lưới mở rộng tại nơi ở và nơi làm việc như khu phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đồng nghiệp… Trong mô hình, nhóm yếu tố này được biểu diễn qua một số biến như sau:
Dân tộc là biến được sử dụng để xem xét cơ hội việc làm khác nhau giữa thanh niên người Kinh/Hoa và thanh niên người dân tộc thiểu số với giả định rằng nhóm người Kinh/Hoa thường có vốn xã hội giao tiếp cao hơn nhóm thứ hai.
Di dân là biến xác định tình trạng di chuyển của các cá nhân nhưng vì thanh niên di dân thường sẽ có mạng lưới quan hệ mở rộng khác với nhóm không di dân nên biến này được sử dụng để phản ánh mức vốn xã hội giao tiếp. Nếu đến nơi ở mới, các em có cơ hội tham gia các tổ chức, đoàn thể thì vốn xã hội giao tiếp sẽ được nâng cao, nhưng ngược lại, nếu bị cô lập, nó sẽ bị giảm sút.
Mức sống: Hộ gia đình nghèo thường được giả định là ít có cơ hội tham gia các mạng lưới xã hội hơn các gia đình trung lưu hoặc giàu có. Họ thường bị cô lập vì thời gian và nguồn lực chủ yếu của hộ chỉ tập trung vào kiếm sống, không đủ nguồn lực cho những hoạt động khác trong cuộc sống. Vì vậy, đề tài sử dụng biến Mức sống để phản ánh vốn xã hội giao tiếp của lao động thanh niên.
Vốn xã hội liên kết: thể hiện những lợi ích mà cá nhân được hưởng từ sự hỗ trợ phát triển trực tiếp và gián tiếp của Chính phủ, các ngành, các cấp quản lý khác nhau, các tổ chức và tầng lớp xã hội khác nhau tại địa phương. Thường những vùng phát triển hơn thì vốn xã hội liên kết mà người dân trong vùng được hưởng cũng phong phú hơn. Vì vậy, trong mô hình, tác giả sử dụng các biến Vùng để phản ánh các yếu tố này, bao gồm: vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông thôn/thành thị, vùng kinh tế xã hội. Rõ ràng, vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp sẽ cung cấp nhiều việc làm hơn, hay ở thành thị, mật độ dân cư đông đúc, tập trung nhiêu cơ quan, tổ chức, xí nghiệp… vì vậy sẽ có nhiều cơ hội tạo việc làm và tìm kiếm việc làm hơn. Bên cạnh đó, vùng thành thị cũng là nơi mà mạng
lưới thông tin, tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, tư vấn giao lưu để khởi sự sản xuất kinh doanh cũng phát triển hơn, do vậy tăng cơ hội lựa chọn việc làm tốt cho thanh niên.
– Nhóm biến kiểm soát:
Mô hình cũng sử dụng một số biến kiểm soát, đề cập tới các yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng lựa chọn việc làm của thanh niên có thể quan sát được như cơ cấu gia đình, đặc tính nhân khẩu học và tiềm lực vật chất của hộ. Bao gồm:
Cơ cấu phụ thuộc hộ gia đình: Tỷ lệ số thành viên 0-5 tuổi, 6-10 tuổi, 11-14 tuổi, 15-59 tuổi không làm việc, và nhóm từ 60 tuổi trở lên;
Đặc tính nhân khẩu học: như nhóm tuổi (thuộc nhóm 15-24, hoặc 25-29), giới tính, tình trạng hôn nhân.
Các tham số βi của mô hình hồi qui logistic đa bậc được ước lượng nhờ hàm ước lượng hợp lý tối đa loglikelihood. Từ kết quả mô hình hồi qui logi- stic đa bậc trên cơ sở số liệu khảo sát mức sống dân cư, có thể dự đoán được các xác suất thanh niên lựa chọn một trong 4 khu vực việc (i) Làm công khu vực chính thức; (ii) Làm công khu vực phi chính thức;
(iii) Làm chủ SXKD, (iv) Tự làm cho bản thân và gia đình, có tình tới cả rủi ro thất nghiệp thay đổi so với tình trạng tham chiếu năm 2006 là thất nghiệp (a)=4%; làm công CT b) = 24%; làm công PCT (c)= 21%; làm chủ SXKD (d)=7%; và tự làm (e)= 44%; và 2008 là: thất nghiệp (a)=2.3%; làm công CT b) = 18%; làm công PCT (c)= 16%; làm chủ SXKD (d)= 13%; và tự làm (e)= 51% . Các xác suất được sử dụng để làm giá trị tham chiếu này được xác định dựa trên mức tỷ lệ trung bình thực tế của từng năm. Từ xác suất tham chiếu ban đầu này và các hệ số ước lượng của các biến độc lập trong mô hình hồi qui logistic đa bậc chúng ta có thể dự đoán các tỷ lệ lựa chọn việc làm của thanh niên nông thôn
và quan sát được sự tăng hoặc giảm hơn so với mức tham chiếu khi các biến độc lập thay đổi trong biểu đồ (Hình 3).
Các xác suất dự đoán có thể được giải thích như sau, chẳng hạn, so với mức trung bình năm 2008 là 18%, thì nếu thanh niên đã qua đào tạo, xác suất dự đoán họ có việc làm trong khu vực Làm công CT là 21%, tăng 3% so với mức trung bình; tương tự như vậy với lựa chọn Làm chủ SXKD, được đào tạo làm tăng xác suất lựa chọn này lên thêm 2% so với mức trung bình, và những sự thay đổi này là có ý nghĩa thống kê (p<0.0001).
- Nguồn số liệuBài viết sử dụng mô hình hồi qui Logistic đa bậc với bộ số liệu Khảo sát Mức sống hộ gia đình năm 2008 có so sánh với mô hình tương tự sử dụng bộ số liệu 2006 để giải thích cho các quyết định lựa chọn việc làm của thanh niên trong thị trường lao động Việt Nam. Thanh niên được xác định là những người từ 15 đến 29 tuổi thuộc lực lượng lao động.Mẫu cuối cùng của lực lượng lao động thanh niên trong Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 gồm 7215 và năm 2008 gồm 7458 người từ 15 đến tròn 29 tuổi, cả nam lẫn nữ. Sau khi được lấy trọng số, cơ cấu lực lượng lao động thanh niên Việt Nam năm 2006-2008 được trình bày trong bảng 01.Khung phân tích cơ cấu lực lượng lao động thanh niên Việt Nam được trình bày trong sơ đồ 01 dưới đây.Trong đó:Thanh niên không thuộc lực lượng lao động: bao gồm những thanh niên không làm việc hoặc không có nhu cầu làm việc do đang đi học, tàn tật…Thanh niên thuộc lực lượng lao động: bao gồm những thanh niên đang làm việc hoặc không làm việc nhưng có nhu cầu làm việc tại thời điểm nhất định.Thanh niên thất nghiệp: bao gồm những thanh niên thuộc lực lượng lao động, không làm việc trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra, đang tìm kiếm việc làm hoặc có nhu cầu làm việc.
-
Kết quả nghiên cứu
- Trình độ giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động thanh niênChúng ta nhận thấy rằng trình độ giáo dục của lực lượng lao động thanh niên sau 2 năm (từ 2006 đến 2008) đã được cải thiện, tỷ lệ tốt nghiệp PTTH trở lên tăng thêm được 7%. Có một đặc điểm dễ nhận thấy là những cải thiện về trình độ giáo dục chủ yếu tập trung ở nhóm thanh niên vốn có trình độ thấp như nhóm làm công PCT, nhóm làm chủ SXKD và Tự làm. (hình 1)Như vậy, xu thế nâng cao trình độ giáo dục cho lao động thanh niên đã theo hướng tích cực và công bằng hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ tốt nghiệp PTTH của các nhóm thanh niên yếu thế này vẫn còn thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ của nhóm thanh niên làm công trong khu vực chính thức.Ngược với xu thế tích cực trong nâng cao trình độ học vấn, trình độ đào tạo của lực lượng lao động thanh niên chưa hề được cải thiện (hình 2). So với trước đó 6 năm thì tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo vẫn chưa hề thuyên giảm, theo số liệu điều tra Lao động việc làm năm 20021, tỷ lệ này của thanh niên là 85.6% và của toàn bộ lực lượng lao động là
Hình 1:Tỷ lệ lực lượng động thanh niên tốt nghiệp PTTH trở lên, VHLSS 2006-2008
Hình 2:Tỷ lệ lực lượng động thanh niên đã được đào tạo, VHLSS 2006-2008
84.2% thì đến năm 2006 tỷ lệ này vẫn là 83%, và năm 2008 là 85%.
Tuy nhiên, với nhóm thanh niên tự tạo việc làm (bao gồm hai nhóm làm chủ SXKD và Tự làm) thì lại có những tiến bộ, tỷ lệ lao động thanh niên thuộc nhóm này đã qua đào tạo năm 2008 đều tăng từ gấp
1.5 đến 2 lần tỷ lệ của năm 2006.
Với chất lượng như vậy, lực lượng lao động thanh niên đã lựa chọn việc làm như thế nào trong những biến động kinh tế vừa qua?
Quan sát biểu đồ biểu diễn các lựa chọn việc làm của thanh niên so sánh giữa hai thời điểm điều tra (hình 3) chúng ta thấy tình trạng thất nghiệp giảm, tuy nhiên thanh niên đang có xu hướng dịch chuyển từ khu vực làm công sang khu vực tự tạo việc làm.
Rõ ràng thất nghiệp không phải là vấn đề của thanh niên thời kỳ hậu suy thoái kinh tế mà là sự suy giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên có việc làm trong khu vực được coi là có lợi thế nhất trên thị trường, khu
vực làm công CT.
Do việc suy giảm lượng công việc trong khu vực chính thức thời kỳ thu hẹp kinh tế, chỉ những lao động có tay nghề cao mới có cơ hội được giữ lại, khiến cho tỷ lệ lao động có kỹ năng trong khu vực làm công chính thức năm 2008 tăng hơn so với năm 2006, chủ yếu do tăng tỷ trọng lao động có chuyên môn bậc cao (41.7% so với 31.9), trong khi lại giảm tỷ trọng lao động có kỹ thuật thông thường (43.4% so với 46.7%). Điều đáng nói hơn, là số lao động thanh niên có kỹ thuật thông thường dường như đã chuyển dịch sang khu vực Tự làm vì chúng ta thấy tỷ lệ lao động làm công việc có kỹ thuật ở khu vực này gia tăng, trong khi tỷ trọng làm công việc có kỹ năng trong tổng số thanh niên có việc làm không thay đổi đáng kể giữa hai thời kỳ này (hình 4).
3.2 Vai trò của giáo dục và đào tạo trong lựa chọn việc làm của thanh niên
Trong số các yếu tố trong nhóm “vốn con người”,
Hình 3: Tỷ lệ lựa chọn việc làm của lực lượng lao động thanh niên, VHLSS 2006-2008
Hình 4: Tỷ lệ làm công việc có kỹ năng của lao động thanh niên, VHLSS 2006-2008
Hình 5: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến xác xuất lựa chọn việc làm của thanh niên, mô hình hồi quy Logistic đa bậc, VHLSS 2008
được đào tạo vẫn là yếu tố tác động tích cực hỗ trợ thanh niên lựa chọn việc làm có lợi thế trên thị trường lao động như làm công trong khu vực chính thức và làm chủ SXKD thời kỳ sau suy thoái kinh tế. Trình độ học vấn cao hơn chủ yếu khuyến khích cho sự lựa chọn làm công CT của thanh niên (hình 5).
Bên cạnh tác động trực tiếp, trình độ giáo dục và đào tạo còn tác động một cách gián tiếp tới lựa chọn việc làm của thanh niên qua vai trò của chủ hộ gia đình với mức độ ảnh hưởng khá mạnh. Biểu đồ 6 cho thấy, chủ hộ có trình độ tốt nghiệp PTTH trở lên đã làm tăng xác suất thanh niên có hai lựa chọn tích cực: làm công CT tăng thêm 11% và làm chủ SXKD tăng thêm 3%. Tuy chủ hộ làm công việc có kỹ năng không làm tăng xác suất lựa chọn làm chủ SXKD của thanh niên nhưng cũng khiến xác suất lựa chọn làm công CT của các em tăng thêm 8%.
Kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy việc được đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng, chuyên môn đem lại lợi ích không kém gì so với việc nâng cao trình độ học vấn đối với thanh niên trong việc lựa chọn được một công việc tốt trên thị trường, đây cũng là yếu tố tác động tích cực, giúp các em vẫn có vị thế việc làm tốt ngay sau suy thoái kinh tế.
Khi so sánh kết quả ước lượng mô hình hồi qui Logistic của các năm 2006 và 2008 (hình 06), chúng ta càng thấy rõ, giáo dục và đào tạo đem lại lợi ích nhiều hơn cho thanh niên lựa chọn khu vực Làm công CT. Xu hướng lựa chọn khu vực này với nhóm thanh niên có trình độ học vấn cao và được đào tạo là rất lớn vào năm 2006, là năm kinh tế phát triển, có nhiều việc làm đáp ứng nhu cầu lựa chọn (tốt nghiệp PTTH làm tăng tỷ lệ thanh niên làm công CT từ mức 24% lên mức 34%, còn nếu được đào tạo thì tỷ lệ
này tăng tới mức 64%). Tuy nhiên, bước sang năm 2008, gặp thời kỳ suy thoái kinh tế với tình trạng thiếu việc làm, nhóm thanh niên có trình độ này cũng buộc phải dịch chuyển sang khu vực tự tạo việc làm và làm chủ SXKD (tỷ lệ thanh niên làm công CT chỉ tăng từ mức 18% lên mức 21% tương ứng).
- Trình độ giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động thanh niênChúng ta nhận thấy rằng trình độ giáo dục của lực lượng lao động thanh niên sau 2 năm (từ 2006 đến 2008) đã được cải thiện, tỷ lệ tốt nghiệp PTTH trở lên tăng thêm được 7%. Có một đặc điểm dễ nhận thấy là những cải thiện về trình độ giáo dục chủ yếu tập trung ở nhóm thanh niên vốn có trình độ thấp như nhóm làm công PCT, nhóm làm chủ SXKD và Tự làm. (hình 1)Như vậy, xu thế nâng cao trình độ giáo dục cho lao động thanh niên đã theo hướng tích cực và công bằng hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ tốt nghiệp PTTH của các nhóm thanh niên yếu thế này vẫn còn thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ của nhóm thanh niên làm công trong khu vực chính thức.Ngược với xu thế tích cực trong nâng cao trình độ học vấn, trình độ đào tạo của lực lượng lao động thanh niên chưa hề được cải thiện (hình 2). So với trước đó 6 năm thì tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo vẫn chưa hề thuyên giảm, theo số liệu điều tra Lao động việc làm năm 20021, tỷ lệ này của thanh niên là 85.6% và của toàn bộ lực lượng lao động là
-
Kết luận
Các kết quả nghiên cứu giúp chúng ta đi đến một số kết luận sau đây:
Kết luận 1: Trình độ giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động thanh niên Việt Nam nhìn chung vẫn còn thấp, trong đó nhóm thanh niên làm công trong khu vực chính thức và nhóm thất nghiệp có lợi thế hơn các nhóm khác.
Số liệu cho thấy giai đoạn 2006-2008, thanh niên đã đầu tư hơn cho học tập, do vậy, tỷ lệ đã tốt nghiệp PTTH tăng khá cao ở mức 35% năm 2008 từ mức 28% năm 2006. Lợi thế về trình độ học vấn, như thường lệ, thuộc về nhóm thanh niên làm công trong khu vực chính thức và nhóm thanh niên thất nghiệp.
Ngược lại, trình độ đào tạo của thanh niên chưa thấy được cải thiện so với các đây 6 năm (so với năm 2002), vẫn ở mức trên 85% lực lượng lao động thanh niên chưa qua đào tạo.
Trong khi vốn con người thông qua giáo dục đào tạo chính thống chủ yếu đem lại lợi ích cho thanh niên trong lĩnh vực làm công chính thức, thì quá trình tự học tập và tích lũy kinh nghiệm qua hoạt động thực tế có vai trò quan trọng đối với nhóm thanh niên tự tạo việc làm. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế suy giảm năm 2008, kinh nghiệm trên thị trường lao động đã không giúp nhiều cho nhóm thanh niên tự tạo việc làm vượt qua những khó khăn này khi mà số năm kinh nghiệm tăng cũng không
làm gia tăng đáng kể xác suất các em có được việc làm tốt.
Hình 6: Mức độ ảnh hưởng của giáo dục và đào tạo tới xác suất lựa chọn việc làm của thanh niên, mô hình hồi quy Logistic đa bậc, VHLSS 2006-2008
Trong ngoặc đơn là nhóm tham chiếu.
Kết luận 2: Trình độ đào tạo là yếu tố vốn con người có ảnh hưởng tích cực tới lựa chọn việc làm của thanh niên theo hướng gia tăng lựa chọn làm công trong khu vực chính thức và làm chủ SXKD ngay trong thời kỳ suy giảm kinh tế.
Được đào tạo là yếu tố giúp thanh niên vượt qua những khó khăn trong thời kỳ suy giảm kinh tế năm 2008 để có được việc làm trong các khu vực được coi là có lợi thế hơn, đó là làm công CT và làm chủ SXKD. So với năm 2006, thời kỳ kinh tế hưng thịnh, được đào tạo làm gia tăng rất mạnh xác suất thanh niên lựa chọn khu vực làm công CT, trong khi đó, năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn bằng 1/3 của năm 2006. Điều này cho thấy, cầu lao động sụt giảm đã tác động tới lựa chọn việc làm của thanh niên, họ buộc phải dịch chuyển từ khu vực làm công chính thức sang các khu vực việc làm khác.
Xu hướng cho đến năm 2015, quá trình tăng trưởng kinh tế tập trung vào chuyển dịch cơ cấu lao động và mở rộng việc làm, gia tăng tỷ lệ lao động làm công trong khu vực chính thức (dự báo tỷ lệ lao động làm công ăn lương chính thức và phi chính thức là 37.4% vào năm 2015)2, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm. So với mục tiêu này, với tỷ lệ làm công ăn lương của lao động thanh niên năm 2006 và 2008 đều khoảng trên 34% (bảng 1), thì khoảng cách không còn xa. Tuy nhiên, để có được việc làm đàng hoàng và có năng suất và thu nhập tốt cho thanh niên và người lao động, cần phải tăng tỷ trọng việc làm công trong khu vực chính thức.
Bên cạnh đó, thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân là một chiến lược phát triển kinh tế xã hội và việc làm đàng hoàng cho thanh niên. Vì vậy, khuyến khích tự tạo việc làm, đặc biệt là hình thức làm chủ SXKD là một hướng tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập và do đó nâng cao mức sống của cộng đồng.
Như vậy, để hỗ trợ thanh niên có khả năng tìm kiếm một việc làm tốt hay sáng lập và chèo lái các doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vi mô, hay hộ SXKD cho đến các doanh nghiệp tư nhân, đồng thời sử dụng các lao động thanh thiếu niên khác trong quá trình hoạt động, cần quan tâm tới một số vấn đề sau đây:
Được đào tạo vẫn là yếu tố vốn con người có tác động tích cực tới lựa chọn việc làm của thanh niên. Tuy nhiên, với tỷ lệ chỉ có 15%-17% lực lượng lao động thanh niên đã qua đào tạo giai đoạn 2006-2008 thì còn quá thấp và cách khá xa với mục tiêu 50% tổng lao động xã hội được đào tạo vào năm 20153. Vì vậy, cần tập trung ưu tiên cho đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng lực thực hành cho lao động thanh niên, hỗ trợ thanh niên theo đuổi chiến lược học tập và rèn luyện kỹ năng suốt đời thông qua việc tổ chức liên thông giữa các cấp học, ngành nghề đào tạo.
Bên cạnh đó, thanh niên tự tạo việc làm và đặc biệt là thanh niên làm chủ SXKD thiếu cả về trình độ giáo dục và kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng cả về chất và lượng của khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy, tăng cường đào tạo kỹ năng, đào tạo nghề cho thanh niên, các chương trình và dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh và Doanh nghiệp trẻ cần được mở rộng.
Đối với mỗi nhóm thanh niên, nhu cầu được đào tạo cần được đáp ứng một cách phù hợp. Bổ sung kiến thức và kỹ năng phục vụ trực tiếp công việc và lĩnh vực kinh doanh của thanh niên sẽ hiệu quả hơn là hoàn chỉnh các kiến thức phổ thông đối với nhóm thanh niên tự tạo việc làm. Hình thức đào tạo thông qua các nhóm nhỏ không chính thức, thời gian linh hoạt, kết hợp và lồng ghép với các chiến dịch truyền thông ở những lĩnh vực khác nhau sẽ hiệu quả đối với thanh niên tự tạo việc làm hơn là hình thức đào tạo theo trường lớp. Các nhóm đối tượng thanh niên như nữ thanh niên, vị thành niên/thanh niên 15-24 tuổi, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên di dân là những nhóm cần được quan tâm riêng trong quá trình đào tạo và hỗ trợ tự tạo việc làm.
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG LỰA CHỌN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
Tác giả Th.s Ngô Quỳnh An, PGS.TS Nguyễn Nam Phương – Đại học Kinh tế Quốc dân
Bài viết đánh giá thực trạng về trình độ giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động thanh niên thời kỳ trước và sau suy thoái kinh tế 2007 và ảnh hưởng của chúng tới các lựa chọn việc làm của các em. Sử dụng số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2006 và 2008, kết quả nghiên cứu cho thấy, được đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng giúp thanh niên có được việc làm tốt trên thị trường lao động (làm công trong khu vực chính thức và làm chủ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình), đặc biệt là thời kỳ sau suy thoái kinh tế. Trong khi đó, nâng cao trình độ học vấn chỉ hỗ trợ thanh niên có thể tìm kiếm việc làm trong khu vực chính thức. Để phát triển lực lượng lao thanh niên và khắc phục những khó khăn gây ra bởi tình trạng suy giảm cầu lao động, kết quả nghiên cứu một lần nữa cung cấp cơ sở khoa học cho đề xuất tập trung ưu tiên đào tạo nghề, kỹ năng và hướng nghiệp cho thanh niên bên cạnh các giải pháp hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thông tin cho các hộ gia đình cũng như cho trực tiếp các em. So với các nghiên cứu trước đây trong cùng chủ đề, bài viết này đề cập riêng tới bốn nhóm thanh niên: (i) Làm công khu vực chính thức; (ii) Làm công khu vực phi chính thức; (iii) Làm chủ SXKD, (iv) Tự làm cho bản thân và gia đình, và chỉ rõ, giáo dục và đào tạo đã có tác động khá khác nhau tới các nhóm này. Bên cạnh đó, mô hình hồi qui Logisstic nhiều lựa chọn với rủi ro thất nghiệp cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu để phản ánh thực tế trên thị trường lao động Việt Nam, mọi lựa chọn việc làm của thanh niên phải tính tới rủi ro này.
Bài cùng danh mục:
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021