THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ TỰ CHỦ HIỆN NAY CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
-
Tình hình hoạt động chuyên môn, tổ chức và tài chính các trường đại học trọng điểm Việt Nam hiện nay
- Về tình hình hoạt động chuyên môn. Hoạt động đào tạo của các trường được đẩy mạnh nhờ thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại hình đào tạo, tổ chức các hình thức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Nhiều trường đại học như Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại Thương, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,… tổ chức liên kết đào tạo với nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy. Số liệu điều tra từ 12 trường đại họctrọng điểm quốc gia qua các năm học từ 2001 đến năm học 2010 cho thấy, số sinh viên bao gồm mọi hình thức đào tạo (hợp đồng, liên kết,…) tăng lên từ
267.029 lên 350.121 người, tương đương 31,1%. Như vậy, bình quân mỗi năm số sinh viên đại học của các trường này tăng hơn 3,1%. So với mức tăng chung của sinh viên cả nước thời kỳ này (khoảng hơn 8%), thì tốc độ tăng sinh viên các trường trọng điểm quốc gia nhỏ hơn.
Cùng với công tác đào tạo, các trường đại học trọng điểm quốc gia đã thực hiện được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Nhà nước đến cấp Bộ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu đã cung cấp cho Đảng và Nhà nước nhiều luận cứ khoa học về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội và quản lý đất nước, phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Bảng 1: Số sinh viên (không tính theo đào tạo hợp đồng)
Đơn vị tính: Nghìn người
Trường 2001-2002 2009-2010 Tốc độ tăng % 1. Trường ĐH Huế 41,001 45,252 2. Trường ĐH Thái Nguyên 24,033 35,081 3. Trường ĐH Đà Nẵng 30,211 47,396 4. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 26,422 31,027 5. Trường ĐH Cần Thơ 16,134 36,882 6. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội 21,897 39,189 7. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh 49,655 41,407 8. Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội 8,555 20,746 9. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 25,768 25,096 10. Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh 12,003 16,216 11. Trường ĐH Y- Dược TP Hồ Chí Minh 6,772 7,263 12. Trường ĐH Y Hà Nội 4,758 4,566 267,029 350,121 131,1 Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài và báo cáo của đoàn khảo sát Quốc hội năm 2010
Bảng 2: Đội ngũ giảng viên 12 trường đại học trọng điểm
Năm 2001-2002 2009-2010 Tốc độ tăng % 1. Trường ĐH Huế 966 1.672 2. Trường ĐH Thái Nguyên 818 2.242 3. Trường ĐH Đà Nẵng 736 1.238 4. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 1,253 1.272 5. Trường ĐH Cần Thơ 892 1.063 6. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội 469 666 7. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh 421 551 8. Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội 463 654 9. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 604 929 10. Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh 413 616 11. Trường ĐH Y- Dược TP Hồ Chí Minh 571 886 12. Trường ĐH Y Hà Nội 394 555 Tính chung 12 trường 8 11.281 141,0 Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài và niên giám thống kê giáo dục đào tạo 2010
- Về tình hình đội ngũ cán bộ: Các trường đại học trọng điểm quốc gia đã tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hướng tinh gọn, hiệu quả; chủ động xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh viên chức, nâng cao trình độ về chuyên môn; chủ động ký kết hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng nguồn tài chính, giảm dần áp lực về biên chế.Vấn đề được ưu tiên trong 12 trường là tăng cường đội ngũ, cả về số lượng và chất lượng. Sau 10 năm, đội ngũ giảng viên của 12 trường này tăng 41%, bình quân mỗi năm tăng 4,1%, cao hơn so với tốc độ tăng sinh viên đại học trong cùng thời gian.
- Huy động nguồn tài chính toàn xã hội đầu tư cho đào tạo ngày càng tăng. Nhìn chung, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương tự chủ tài chính, đầu tư tài chính toàn xã hội cho các trường đại học công lập tăng lên; đồng thời cơ cấu nguồn tài chính cũng có sự biến đổi mạnh mẽ. Theo số liệu điều tra của chúng tôi, từ năm 2003 đến 2009, sự biến đổi nguồn thu tài chính của các trường đại học trọng điểm có xu hướng chung là giảm nguồn đầu tư từ NSNN, tăng nguồn đầu tư từ ngoài NSNN về học phí, lệ phí, các khoản thu khác,… Điều này chứng tỏcác trường đại học, trước hết là các trường trọng điểm, hoàn toàn có khả năng tự chủ tài chính nói riêng, tự chủ hoạt động nói chung nếu như có một cơ chế chính sách phù hợp.
- Về tình hình hoạt động chuyên môn. Hoạt động đào tạo của các trường được đẩy mạnh nhờ thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại hình đào tạo, tổ chức các hình thức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Nhiều trường đại học như Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại Thương, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,… tổ chức liên kết đào tạo với nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy. Số liệu điều tra từ 12 trường đại họctrọng điểm quốc gia qua các năm học từ 2001 đến năm học 2010 cho thấy, số sinh viên bao gồm mọi hình thức đào tạo (hợp đồng, liên kết,…) tăng lên từ
-
Những hạn chế chủ yếu
- Quyền tự chủ của các trường đại học công lập về chuyên môn còn hạn chế: Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để triển khai thực hiện tự chủ tài chính trong các trường đại học, nhưng đến nay, những nội dung thực tế đảm bảo cho các trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ chưa được quán triệt trong triển khai thực hiện.Để đánh giá các điều kiện thực hiện tự chủ của các trường đại học, Mai Ngọc Cường (2008), qua phỏng vấn cán bộ quản lý và các nhà khoa học trong các trường đại học công lập cho thấy, hiện nay, các cơ sở đào tạo về cơ bản đã được tự chủ trong xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo, chương trình đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá các học phần, thời gian đào tạo, xử lý vấn đề lưu ban, thôi học, đề khen thưởng, kỷ luật. Tuy nhiên, các trường chưa được tự chủ trong xác định mức học phí, quản lý phôi bằng và cấp bằng, xác định số lượng và mức học bổng sinh viên, xác định hình thức đào tạo liên thông giữa các bậc học, quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm.
2.2 Suất đầu tư thấp, các trường đại học công lập khó có khả năng đảm bảo tài chính cho hoạt động: Hiện nay, suất đầu tư cho một sinh viên kể cả từ Nhà nước và từ xã hội còn rất thấp. Chẳng hạn, ai cũng phải thừa nhận rằng, trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường hàng đầu của khối kỹ thuật. Nhưng năm 2010, suất đầu tư đào tạo 1 sinh viên cử nhân sinh viên hệ chính quy của Đại học Bách khoa Hà Nội là 5,74 triệu đồng/ sinh viên/năm, trong đó đầu tư từ NSNN là 3,2 triệu đồng, từ học phí là 2,4 triệu đồng, từ các nguồn tài trợ khác là 0,14 triệu đồng. Trong khi đó, suất chi thường xuyên cho một sinh viên trên năm là 5,77 triệu đồng bao gồm chi nhân lực là 3,75 triệu đồng, học bổng là 0,36 triệu đồng, cơ sở vật chất là 1,11 triệu đồng và chi phí vận hành khác là 0,36 triệu đồng. Như vậy, hàng năm, trường còn thiếu khoảng 0,03 triệu đồng/1 sinh viên. Nếu tính cho toàn trường năm 2010, thâm hụt nguồn tài chính là 12,535 tỷ đồng.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn thu của 8 trường Trọng điểm năm 2003 (%)
Trường NSNN Học phí Khác Tổng thu 1. Đại học Quốc gia Hà Nội 63.6 11.65 24.75 100 2. Đại học Quốc gia TP HCM 40.53 41.59 17.88 100 3. Đại học Huế 40.91 7.93 51.16 100 4. Đại học Thái Nguyên 48.02 21.22 30.76 100 5. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 79.9 10 10.1 100 6. Trường ĐH Cần Thơ 34.43 8.07 57.5 100 7. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội 21.74 51.66 26.6 100 8. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh 26.25 64.03 9.72 100 9. Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội 51.49 19.08 29.43 100 10. Trường ĐH Y- Dược TP Hồ Chí Minh 65.6 24.59 9.81 100 Bảng 4: Cơ cấu nguồn thu của 8 trường trọng điểm năm 2009 (%)
Trường NSNN Học phí Khác Tổng thu 1. Đại học Quốc gia Hà Nội 60.41 0 39.59 100 2. Đại học Quốc gia TP HCM 30.18 56.71 13.11 100 3. Đại học Huế 28.43 45.53 26.05 100 4. Đại học Thái Nguyên 52.6 44.78 2.62 100 5. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 27.17 42.57 30.26 100 6. Trường ĐH Cần Thơ 51.08 47.03 1.89 100 7. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội 5.21 89.72 5.07 100 8. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh 0 100 0 100 9. Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội 38.62 56.41 4.97 100 10. Trường ĐH Y- Dược TP Hồ Chí Minh 9 17.52 73.48 100 Lưu ý: Năm 2009, ĐH Thái Nguyên bao gồm ĐH sư phạm, ĐH Kỹ thuật CN , ĐH KT&QTKD và ĐH Khoa học.
ĐH Quốc Gia TPHCM bao gồm: ĐH Bách Khoa, ĐH Tự nhiên và ĐH KHXH&NV Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài và báo cáo của đoàn khảo sát Quốc hội năm 2010
Nhìn chung, so với mức đầu tư kinh phí của một số nước trong khu vực, chẳng hạn Trung Quốc, mức đầu tư của ta còn rất thấp. Theo Mai Ngọc Cường (2008), đến năm 2005, học phí của sinh viên đại học Trung Quốc là khoảng 12 triệu VNĐ/1 SV/1năm. Trong khi đó, học phí của một sinh viên Việt Nam bình quân tất cả các trường công lập khoảng 2,8 triệu đến 3,0 triệu đồng/năm. Như vậy, riêng về học phí, so với Việt Nam, học phí của sinh viên Trung Quốc cao hơn khoảng 4 lần. Cần nói thêm rằng, đến năm 2005, thu nhập quốc dân đầu người của Trung Quốc khoảng 1.200USD, nghĩa là gấp khoảng 2 lần so với Việt Nam.
Đầu tư sự nghiệp ngoài NSNN cấp hiện nay cho các trường đại học, chủ yếu là thu từ học phí, lệ phí của người đi học, chiếm tới gần 90%. Các nguồn khác như hợp đồng KH&CN và đóng góp của doanh nghiệp,… là không đáng kể. Điều này đặt ra vấn đề cần tiếp tục xem xét lại học phí cũng như đầu tư xã hội cho đào tạo đại học. Nói cách khác, cần phải thực hiện chủ trương đa dạng hoá nguồn đầu tư toàn xã hội để thực hiện xã hội hoá giáo dục đào tạo một cách toàn diện hơn.
Bảng 5: Đánh giá mức độ tự chủ của một số tiêu thức
(Điểm đánh giá từ 1 đến 5, điểm 5 là cao nhất)
Quản lý phôi bằng Mức học phí Quy mô tuyển sinh Số lần tuyển sinh Quyền cấp Bằng 1. Đào tạo trong nước 1.1. Đào tạo đại học chính quy 2,68 2,27 3,14 2,5 3,27 1.2. Đào tạo đại học tại chức 2,45 2,55 2,95 3,55 3,18 1.3. Đào tạo văn bằng 2 2,53 2,68 3,16 3,21 3,11 1.4. Hoàn chỉnh kiến thức 2,45 2,95 3,0 3,3 3,10 1.5. Đào tạo từ xa 2,53 3,07 3,07 3,27 3,13 1.6. Đào tạo thạc sỹ 2,52 2,81 3,1 3,1 2,90 1.7. Đào tạo tiến sỹ 2,38 2,71 3,19 3,1 2,71 2. Liên kết với nước ngoài 2.1. Liên kết đào tạo đại học 3,15 3,5 3,35 3,25 3,3 2.2. Liên kết đào tạo thạc sỹ 2,8 3,05 3,0 3,0 3,1 2.3. Liên kết đào tạo tiến sỹ 2,7 2,9 3,0 3,0 2,85 Bên cạnh đó, cũng cần bàn thêm về học phí giữa các trường công lập và trường dân lập ở Việt Nam. Bảng 6 cho thấy, ở nước ta hiện nay, sự khác biệt về học phí giữa trường công và trường tư không phải do chất lượng đào tạo quy định mà là do hình thức sở hữu quy định. Năm học 2008-2009, trong 41 trường đại học dân lập, chỉ có 9 trường có suất đầu tư thấp hơn hoặc bằng suất đầu tư toàn xã hội cho trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2010, còn lại 32 trường có suất đầu tư lớn hơn, thậm chí có trường suất đầu tư gấp 8 lần Đại học Bách khoa Hà Nội.
Như vậy, chi phí đào tạo của các trường công lập thấp là một khâu trong vòng luẩn quẩn của tình trạng kém phát triển ở nước ta. Do chi phí đào tạo thấp, các trường công không có khả năng chi trả để cải tiến phương pháp giảng dạy, cung cấp đầy đủ hệ thống học liệu và thông tin cập nhật, không có điều kiện cho thày và trò xâm nhập thực tiễn,… từ đó không thể có chất lượng đào tạo cao. Đã đến lúc không thể chấp nhận quan điểm “chất lượng ngoại, giá nội”. Muốn có chất lượng hội nhập với quốc tế và khu vực, thì chi phí đào tạo cũng phải hội nhập quốc tế và khu vực. (Mai Ngọc Cường, 2008)
-
- Mặc dù nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có tăng, nhưng khả năng đảm bảo thu nhập và đời sống của các trường chưa cao và chưa ổn định: Đội ngũ giáo viên là người được đào tạo nhiều nhất trong xã hội, nhưng với thu nhập như hiện nay, bình quân lương của họ khoảng hơn 2,4-2,5 triệu đồng 1Nguồn: Mai Ngọc Cường, 2008
tháng, rất thấp so với thu nhập thực tế xã hội, nhất là các cán bộ có cùng trình độ làm việc trong các liên doanh với nước ngoài. Chính điều này gây nên tình trạng chảy máu chất xám từ các trường đại học sang các liên doanh. Thêm nữa, thu nhập nhìn chung tăng lên, nhưng chưa ổn định.
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của các trường đã được cải thiện một bước, nhưng vẫn chưa đảm bảo cho các trường đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu. Do nhu cầu học tập của xã hội ngày càng gia tăng, nên tình trạng thiếu giảng đường, phòng học cho sinh viên, thiếu phòng làm việc của giáo viên, thiếu giáo trình, tài liệu, thiếu phương tiện học tập vẫn còn là phổ biến ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng. Chương trình đào tạo lạc hậu và không hội nhập được với lĩnh vực đào tạo quốc tế. Thực tế cho thấy, nguồn đầu tư của Nhà nước cho các trường đại học về lĩnh vực này thông qua các chương trình mục tiêu còn rất hạn hẹp. Những năm gần đây, tỷ lệ đầu tư cho các chương trình mục tiêu chỉ chiếm khoảng 5,5-5,8% tổng chi NSNN, và khoảng 2-3% tổng chi toàn xã hội cho các trường đại học. Với tỷ lệ đầu tư như thế, các trường đại học khó có khả năng nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, có được hệ thống học liệu hiện đại, cập nhật tình hình trong nước và quốc tế.
- Mặc dù nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có tăng, nhưng khả năng đảm bảo thu nhập và đời sống của các trường chưa cao và chưa ổn định: Đội ngũ giáo viên là người được đào tạo nhiều nhất trong xã hội, nhưng với thu nhập như hiện nay, bình quân lương của họ khoảng hơn 2,4-2,5 triệu đồng 1Nguồn: Mai Ngọc Cường, 2008
-
- Quyền tự chủ của các trường đại học công lập về chuyên môn còn hạn chế: Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để triển khai thực hiện tự chủ tài chính trong các trường đại học, nhưng đến nay, những nội dung thực tế đảm bảo cho các trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ chưa được quán triệt trong triển khai thực hiện.Để đánh giá các điều kiện thực hiện tự chủ của các trường đại học, Mai Ngọc Cường (2008), qua phỏng vấn cán bộ quản lý và các nhà khoa học trong các trường đại học công lập cho thấy, hiện nay, các cơ sở đào tạo về cơ bản đã được tự chủ trong xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo, chương trình đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá các học phần, thời gian đào tạo, xử lý vấn đề lưu ban, thôi học, đề khen thưởng, kỷ luật. Tuy nhiên, các trường chưa được tự chủ trong xác định mức học phí, quản lý phôi bằng và cấp bằng, xác định số lượng và mức học bổng sinh viên, xác định hình thức đào tạo liên thông giữa các bậc học, quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm.
-
Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để
- Môi trường thể chế trong quản lý đào tạo đại học cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự biến đổi của lĩnh vực đào tạo.Bảng 6: Mức học phí của các trường đại học NCL năm học 2008-2009
Tên Trường Học phí (Triệu đ, USD) Các trường ĐH phía Nam 1 ĐH Quốc tế Sài Gòn 5.200-5.700 USD (tiếngAnh), 2.000-2.300 USD (Tiếng Việt) 2 ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM 45 tr. đồng (Cả khóa 180-215 triệu) 3 ĐH Hoa Sen 19,5 4 ĐH Dân lập Hồng Bàng 7-14 5 ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM 9,8-10 6 ĐH DL Văn Lang 7- 9 7 ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM 8-8,6 8 ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An 7,8-8 9 ĐH Công nghệ Sài Gòn 7,4-8,9 10 ĐH Công nghệ thông tin Gia Định 7,0 11 ĐH Hùng Vương 7,0 12 ĐH Yersin Đà Lạt 6,5-7 13 ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng 6-7,5 14 ĐH Thái Bình Dương 6,5-7 15 ĐH Duy Tân 6,4 16 ĐH Bình Dương 6,2-6,5 17 ĐH Lạc Hồng 6,0 18 ĐH Bà Rịa Vũng Tàu 5,8 19 ĐH Tây Đô 5-6 20 ĐH Bán công Marketing 5,5 21 ĐH Quang Trung 5,0 22 ĐH Phan Châu Trinh 5,0 23 ĐH Cửu Long 4,8-6,21 24 ĐH Phú Xuân 4,5 25 ĐH Võ Trường Toản 4,4-4,9 Các trường phía Bắc 1 ĐH TT Công nghệ và quản lý Hữu Nghị 5.000 USD/1 năm 2 ĐH FPT 8.800 USD (4 năm) 3 ĐH Quốc tế Bắc Hà 18-20 4 ĐH Nguyễn Trãi 15,0 5 ĐH Thăng Long 11-12 6 ĐH Công nghệ Vạn Xuân 6-9 7 ĐH Đại Nam 8,0 8 ĐH DL Hải Phòng 7,9 9 ĐH KD và Công nghệ Hà Nội 7,0 10 ĐH Thành Tây 7,0 11 ĐH DL Phương Đông 5,5-6,7 12 ĐH Hoà Bình 6,5 13 ĐH Chu Văn An 4,9-6,5 14 ĐH DL Đông Đô 5-5,2 15 ĐH Hà Hoa Tiên 5,0 16 ĐH DL Lương Thế Vinh 4,5 Nguồn: Báo Kinh tế Đô thị ngày 11/03/2009
Dễ nhận thấy, trong 10 năm qua, nhu cầu học đại học của nước ta tăng nhanh. Đồng thời, sự xuất hiện của nhiều trường đại học mới, đặc biệt là các đại học tư thục, thông qua việc thành lập mới, chia tách một trường thành nhiều trường, trường nâng cấp các trường cao đẳng hoặc các khoa thành trường đại học cũng tăng nhanh chóng.
Bảng 7 cho thấy, nếu so với năm học 1997-1998, năm học 2008-2009, quy mô đào tạo đại học tăng hơn 240%, quy mô đội ngũ giảng viên tăng hơn 237%. Đồng thời, so với 10 năm trước đây, năm học 2008-2009, số trường đại học đã tăng thêm 95 trường, hay tăng 110,46%, đạt mức 181 trường. Cơ hội cho người dân học tập bậc đại học ngày càng tăng lên, và đây cũng là biện pháp giải quyết việc làm tốt hơn cho người lao động. Tuy nhiên, hệ thống đại học đang phải đối mặt là sự tụt hậu về chất lượng đào tạo đại học so với khu vực mà nguyên nhân xuất phát từ chỗ môi trường thể chế cả vi mô cũng như vĩ mô cho hệ thống đào tạo đại học hoạt động chưa biến đổi theo kịp yêu cầu.
Về vi mô, tình trạng thành lập thêm các trường đại học quá nhiều và quá nhanh trong một thời gian ngắn, khi chưa chuẩn bị được về đội ngũ giảng giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý đại học, chương trình đào tạo,… dẫn đến việc cạnh tranh giữa các trường đại học về người học, cạnh tranh đội ngũ giảng viên, về đầu tư cơ sở vật chất, về cán bộ quản lý diễn ra một cách khốc liệt. Môi trường thể chế còn nhiều bất cập, chủ yếu vẫn còn là dựa trên thể chế cũ, theo kiểu “xin- cho” của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, nên tạo ra sự “méo mó” trong cạnh tranh, làm giảm hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về đào tạo. Một loạt những hạn chế trong đào tạo hiện nay như điều kiện thành lập mới, chia tách, nâng cấp trường đại học, giao chỉ tiêu tuyển sinh, quy định hình thức đào tạo, quy định cấp văn bằng tốt nghiệp, quy định mức
học phí, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,… là biểu hiện cụ thể của tình trạng môi trường thể chế yếu kém hiện nay trong đào tạo đại học ở nước ta.
Qua khảo sát ý kiến các trường đại học trong hệ thống, các trường đại học NCL cho rằng, chính sách của Nhà nước đang làm cho các trường đại học NCL bị mất lợi thế so với các trường đại học công lập về đầu tư của Nhà nước, đất đai và tái đầu tư lợi nhuận, trong khi đó, các trường đại học công lập lại cho rằng Nhà nước lại ưu ái với các trường đại học NCL nhiều hơn so với các trường công lập về chính sách tuyêỷn sinh, chính sách học phí nên mặc dù không đủ điều kiện đào tạo nhưng chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường đại học NCL luôn thừa và học phí của các trường NCL thường cao hơn nhiều lần so với các trường đại học công lập. Chính điều này làm cho tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập khó thực hiện được. (Mai Ngọc Cường, 2010)
- Năng lực nội sinh của các trường đại học còn thấp. Phần lớn các trường đại học công lập của nước ta có thời gian tồn tại và phát triển khá lâu dài, có 50-55 năm trưởng thành, được Nhà nước ta đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị cơ bản, có đội ngũ giáo viên cơ hữu khá mạnh, có kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, có mối quan hệ với quốc tế. Qua nhiều năm giảng dạy, các trường đại học công lập đã có vị trí khá vững chắc trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong người học, là những địa chỉ khá tin cậy trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý các cấp. Do đó, họ có sức hấp dẫn đối với xã hội trong đào tạo. Điều đó cho phép mở rộng hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu ngoài NSNN để thực hiện tự chủ tài chính. Tuy nhiên, để thực hiện tự chủ tài chính, nhiều vấn đề đặt ra đang là thách thức đối với việc nâng cao năng lực nội sinh của các trường đại học.Bảng 7: Sự ra đời của các trường đại học Việt Nam
Số trường đại học cho đến năm 1997-1998 Thành lập mới và nâng cấp 2008-2009 Tốc độ tăng 2009/1998 Tổng số 1 Quy mô đào tạo 715.231 1.719.499 240,41 2 Đội ngũ giảng viên 25.774 61.19 237,41 Tr.đó: GS,PGS 1.64 2.286 139,39 Tiến sỹ 3.908 6.217 163,52 Thạc sỹ 3.802 22.831 600,50 3 Trường ĐH công lập 73 61 83,56 131 4 Trường ĐHNCL 13 34 261,53 47 3 Cộng 86 95 110,46 181 Nguồn: Tổng hợp báo cáo của đoàn khảo sát Quốc hội năm 2009
Thứ nhất, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Một đặc điểm quan trọng của lao động ngành Giáo dục và Đào tạo là, cán bộ, giáo viên phần lớn thuộc biên chế Nhà nước. Gần đây, do nhu cầu đào tạo mở rộng, số giáo viên hợp đồng ngắn hạn và thỉnh giảng cũng tăng lên đáng kể. Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học chiếm khoảng 50-60% số cán bộ quản lý và giảng viên. Tuy nhiên, tình trạng chung hiện nay của các trường là giáo viên dành thời gian cho giảng dạy quá nhiều, trong khi nghiên cứu khoa học còn hạn chế.
Khi được hỏi ý kiến đánh giá đội ngũ giáo viên giảng dạy hiện nay về phương pháp nghiên cứu, năng lực lý thuyết, năng lực thực tiễn Việt Nam, khả năng tổng kết thực tiễn, khả năng sử dụng công cụ toán học, khả năng sử dụng tin học, khả năng sử dụng ngoại ngữ vào giảng dạy và nghiên cứu, 80- 90% ý kiến cho rằng những tiêu chuẩn trên đây của đội ngũ giáo viên chỉ đạt mức trung bình và trên trung bình, yếu nhất là khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, khả năng tổng kết thực tiễn, khả năng sử dụng công cụ toán học. Hiện tại đội ngũ giáo viên chủ yếu giành thời gian cho giảng dạy, còn xâm nhập thực tiễn để khai thác các đề tài khoa học, các hợp động nghiên cứu, nhất là với doanh nghiệp chưa nhiều, chất lượng các công trình, đề tài đóng góp cho thực tiễn chưa cao. Chính điều này, về phương diện tài chính, đã hạn chế nguồn tài chính mà các trường đại học có khả năng huy động từ xã hội.
Thứ hai, trong tổ chức triển khai, nhiều đơn vị còn chậm trễ, lúng túng, đặc biệt là còn khó khăn trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đặc biệt là khả năng khai thác các nguồn thu trong khi nhu cầu chi tiêu là rất lớn, không có khả năng cân đối. Một số trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rất chi tiết, nhưng có những nội dung chi và mức chi không phù hợp. Xu thế các quy chế chi tiêu nội bộ lấy việc nâng cao đời sống cho cán bộ công chức, giáo viên là chính, sau đó mới tính đến các nhiệm vụ phục vụ giảng dạy, học tập và nâng cao cơ sở vật chất.
Các trường cố gắng tự cân đối thu chi nhưng nhìn chung khả năng cân đối nguồn thu trong nhiều năm để đảm bảo nội dung chi chưa được vững chắc (nhất là trong điều kiện học phí chưa được tăng). Khả năng cân đối giữa việc cải thiện đời sống với việc đầu tư cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Một số đơn vị việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn chậm, từ đó thiếu hẳn tính pháp lý trong việc chi tiêu.
Thứ ba, triển khai phân cấp quản lý tài chính trong các trường chậm, chưa tạo điều kiện các các đơn vị cơ sở chủ động huy động nguồn tài chính từ xã hội. Hiện nay, trong hệ thống các trường đại học công lập, rất ít trường thực hiện phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc. Chính điều này đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị trực thuộc trường huy động nguồn tài chính ngoài NSNN để phát triển nhà trường.
Thứ tư, công tác tự chủ tài chính tuy đã đã được các trường nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện, tuy nhiên nhận thức cả của người quản lý và người thực hiện vẫn chưa đầy đủ. Ở một số đơn vị, do chưa có sự nhận thức thống nhất, đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung của chủ trương tự chủ tài chính, nên một số cán bộ, công chức còn lo ngại sau khi được giao quyền tự chủ, ngân sách nhà nước cấp sẽ giảm đi, chất lượng hoạt động sự nghiệp giảm đi hoặc hạn chế sự phân phối phúc lợi trong thu nhập của đơn vị, dẫn đến chần chừ thiếu mạnh dạn bước vào cơ chế mới.
- Về công tác tổ chức quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo. Công tác triển khai chủ trương về tự chủ tài chính đã được quan tâm, chỉ đạo triển khai một cách tích cực. Tuy nhiên, cơ chế quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, lao động và tài chính trong các trường đại học còn chưa phù hợp với xu hướng mới. Một số văn bản quy định của Nhà nước chưa đồng bộ, chưa theo kịp với sự thay đỏi cơ chế kinh tế. Do đó, việc triển khai tự chủ tài chính chưa được thực hiện trên thực tế.
- Môi trường thể chế trong quản lý đào tạo đại học cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự biến đổi của lĩnh vực đào tạo.Bảng 6: Mức học phí của các trường đại học NCL năm học 2008-2009
TỰ CHỦ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ
TS. Nguyễn Văn Ngữ – Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Mai Ngọc Anh – Đại học Kinh tế Quốc dân
Bài viết này góp phần làm rõ thực trạng hoạt động chuyên môn, tổ chức và tự chủ tài chính của các trường đại học trọng điểm ở nước ta hiện nay; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và đề xuất những vấn đề cần quan tâm giải quyết để tạo lập các điều kiện thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học trọng điểm những năm tới.
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021