Ảnh hưởng của định hướng chiến lược kinh doanh đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh

Mối quan hệ giữa chiến lược, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh
Mối quan hệ giữa chiến lược, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh

Giới thiệu

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì tính chuyên môn hóa ngày càng tăng, các tổ chức sẽ có xu hướng tăng cường hợp tác với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng để sử dụng các nguồn lực có chất lượng của đối tác với chi phí thấp hơn tự sản xuất (Lummus & Vokurka, 1999), nhằm quản lý hiệu quả các nguồn cung cũng như các kênh phân phối để vừa tối ưu hóa chi phí, đồng thời tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Điều đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và cải thiện lợi nhuận của các tổ chức tham gia (Lee & Whang, 2000).

Bến Tre là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh này với tổng số cơ sở, tổ chức liên quan khoảng 7000 vào năm 2016 và số lượng lao động khoảng 95000 người, chiếm 1/10 dân số của tỉnh. Tuy nhiên, đặc điểm của các cơ sở kinh doanh trong chuỗi cung ứng thủy sản Bến Tre có qui mô nhỏ. Do đó, nhu cầu cần liên kết để đảm bảo năng lực cạnh tranh và xuất khẩu ra thị trường quốc tế là rất cấp thiết trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu rộng với thế giới (Đặng Thị Tuyết, 2018). Nhưng thực tế còn nhiều doanh nghiệp đang khá lung túng trong việc xác định chiến lược phù hợp để thúc đẩy sự liên kết chuỗi và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, việc giải quyết khoảng trống nghiên cứu trên, đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn hiện nay trong chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre cũng chính là mục tiêu của nghiên cứu này.

2. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu

2.1. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh

  • Giả thuyết H1: Liên kết với nhà cung ứng (1a) và liên kết với khách hàng (1b) có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. Mối quan hệ giữa định hướng chiến lược kinh doanh và liên kết chuỗi cung ứng

  • Giả thiết H2: Định hướng chiến lược chi phí thấp có mối quan hệ thuận chiều với mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (2a) và với khách hàng (2b).
  • Giả thiết H3: Định hướng chiến lược hướng đến khách hàng có mối quan hệ thuận chiều với mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (3a) và với khách hàng (3b).

XEM THÊM TẠI ĐÂY: https://lamkinhte.com/kinh-doanh/dinh-huong-chien-luoc-la-gi-moi-quan-he-voi-ket-qua-kinh-doanh.html

3. Phương pháp nghiên cứu

Phiếu điều tra được phát triển dựa vào tổng quan nghiên cứu và được điều chỉnh phù hợp với tình huống Việt Nam. Phiếu điều tra gồm 30 câu hỏi liên quan đến các biến chính và các biến kiểm soát như hình thức sở hữu và qui mô doanh nghiệp. 5 thang đo “Liên kết với nhà cung ứng” và 6 thang đo về “Liên kết với khách hàng” được điều chỉnh từ thang đo của các tác giả Zhao & cộng sự (2013); 5 thang đo về “Kết quả kinh doanh” từ Li & cộng sự (2006) và 10 thang đo về “Chiến lược kinh doanh” (5 thang đo về “định hướng chiến lược chi phí thấp”, 5 thang đo cho “định hướng chiến lược khách hàng”) được điều chỉnh từ Deshpande & Farley (1998). Thang đo likert 7 điểm (từ 1-7) được sử dụng cho các câu hỏi của biến chính. Bảng hỏi được kiểm định thử 61 nhà quản lý có kinh nghiệm về chuỗi cung ứng để hoàn thiện trước khi điều tra chính thức.

Tổng thể nghiên cứu là những tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng thủy sản ở tỉnh Bến Tre. Phiếu điều tra được gửi đến khoảng 300 người đang giữ vị trí quản lý chung hoặc quản lý các hoạt động logistics tại các tổ chức trong chuỗi ứng thủy sản tại tỉnh Bến Tre. Sau 8 tuần, nhân viên điều tra đã thu phiếu trực tiếp từ người trả lời. Số phiếu thu về và đủ điều kiện để phân tích là 153. Đặc điểm mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1.

4. Phân tích kết quả nghiên cứu

Phương pháp phân tích dữ liệu được chia làm hai bước chính. Bước thứ nhất nhằm kiểm tra độ tin cậy và kiểm định giá trị thang đo. Kiểm định mô hình hay các giả thiết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được thực hiện trong bước thứ hai (Baron & Kenny, 1986). Thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và Barlett của các biến đều nằm giữa khoảng cho phép từ 0,5 đến 1; các nhân tố hội tụ đúng như phân nhóm ban đầu và có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và giải thích từ 65% đến gần 85% sự biến thiên của dữ liệu. Các giá trị nhân tố hội tụ (factor loading) của các biến quan sát hầu hết lớn hơn 0,5. Ngoài ra, độ tin cậy của các thang đo được xác định bằng Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 và các hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều lớn hơn 0,3. Do vậy, không loại bỏ biến quan sát nào cho những kiểm định tiếp theo.

Bảng 2: Ước lượng độ phù hợp của mô hình nghiên cứu

Ước lượng mô hình    Mô hình 1: chiến lược kinh doanh đơn lẻ  Mô hình 2: chiến lược kinh doanh phối hợp

Bảng 3: Ước lượng tham số các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)  được thực hiện trước khi kiểm định các giả thiết. Kết quả CFA   cho thấy hầu hết các chỉ số đều phù hợp với mức chuẩn: p = 0,000 < 0,05, CMIN/DF (the minimum discrepancy)= 1,341 < 5, các chỉ số CFI (Comparative Fit Index) = ,966 và TLI (Turker-Lewis Index)= ,962 đều lớn hơn 0,9 và giá trị RMSEA (Root Mean Square Error of Approximation)= 0,047 < 0,08; chỉ có GFI (Goodness-of-Fit Index)= 0,860 gần với tiêu chuẩn 0,900. Do đó, có thể khẳng định mô hình nghiên cứu đề xuất tương đối tin cậy, phù hợp với dữ liệu khảo sát (Hair & cộng sự, 2010).

Phần kiểm định mô hình được thực hiện theo qui trình gồm 2 bước. Mô hình thứ nhất chỉ bao gồm sự tác động của hai loại định hướng chiến lược kinh doanh: chiến lược chi phí thấp và chiến lược khách hàng. Sau đó, trong mô hình 2, biến kết hợp 2 định hướng chiến lược trên (theo hướng tương tác – interaction) sẽ được đưa vào mô hình để kiểm định. Kết quả 2 mô hình được trình bày trong Bảng 2. Nhìn chung, các chỉ số về ước lượng độ phù hợp của hai mô hình đều trên chuẩn, chỉ có chỉ số GFI (Goodness of fix index) là gần đạt ngưỡng chuẩn. Như vậy, cả 2 mô hình kiểm định đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với dữ liệu quan sát.

Trong mô hình 1 của Bảng 3, khi chỉ xét sự ảnh hưởng của các chiến lược đơn lẻ đến liên kết chuỗi và chưa tính đến sự tác động của biến kết hợp, cho thấy hầu hết các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê và tham số phù hợp về hướng và qui mô, trừ mối quan hệ giữa định hướng chiến lược khách hàng và liên kết với nhà cung ứng (= ,307 > ,005).

Tuy nhiên, sau khi đưa định hướng chiến lược kết hợp vào mô hình 2 (xem Bảng 3), một số mối quan hệ trở nên không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Ngoài ra, mối quan hệ giữa chiến lược khách hàng với liên kết với nhà cung ứng mặc dù có giá trị < 0,05, nhưng tham số có giá trị âm nên không phù hợp với giả thuyết về quan hệ thuận chiều. Chỉ có biến kết hợp hai định hướng chiến lược có ảnh hưởng đến liên kết với nhà cung ứng với giá trị = ,000 và β là ,205. Ngoài ra, hai biến liên kết với khách hàng và nhà cung ứng đều có tác động đến kết quả kinh doanh với các giá trị lần lượt là ,000 và ,000, β là ,624 và ,460. Như vậy, một tổ chức có áp dụng định hướng chiến lược kết hợp thì có tác động đến liên kết với nhà cung ứng nhưng không có ý nghĩa với mối quan hệ với khách hàng. Do đó, chỉ có các giả thuyết H1a, H1b và H4a được chấp nhận, các giả thiết còn lại H2a, H2b, H3a, H3b, H4b không được ủng hộ.

5. Thảo luận và kiến nghị

5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả trên cho thấy liên kết chuỗi cung ứng có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết quản trị về nguồn lực (RBV) và cũng thống nhất với các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực chuỗi cung ứng khi cho rằng các hình thức liên kết với các nhà cung ứng và với khách hàng đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (Paulraj & Chen, 2007; Li & cộng sự, 2006). Từ gốc độ này có thể thấy các nhà quản lý các tổ chức sản xuất, kinh doanh cần xác lập các chuỗi cung ứng thích hợp với doanh nghiệp của mình để tăng cường liên kết vào các chuỗi cung ứng đó, nhằm xây dựng các lợi thế cạnh tranh và nâng cao kết quả kinh doanh.

Mối quan hệ giữa định hướng chiến lược phù hợp với hình thức liên kết sẽ tác động lên kết quả kinh doanh cũng được ủng hộ trong nghiên cứu này, củng cố thêm sự đúng đắn của lý thuyết về mối quan hệ giữa chiến lược, cấu trúc tổ chức và kết quả kinh doanh (SSP) (Chandler, 1962; William, 1975). Tuy nhiên, các định hướng chiến lược chi phí thấp hay hướng đến khách hàng tác động đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng khi các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một trong hai chiến lược trên. Kết quả này sẽ thay đổi khi các doanh nghiệp thực hiện định hướng chiến lược kết hợp cả loại chiến lược trên. Khi đó, định hướng chiến lược của doanh nghiệp chỉ tác động đến liên kết với nhà cung ứng và qua đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tham gia vào chuỗi, nhưng chưa đủ bằng chứng để khẳng định sự tác động của chiến lược kết hợp tới sự liên kết với khách hàng. Như vậy, chiến lược kết hợp trong ngành thủy sản tỉnh Bến Tre vẫn thiên hướng về việc liên kết với nhà cung ứng nhiều hơn với khách hàng. Có thể do đặc trưng của ngành thủy sản là rủi ro từ nguồn cung thường rất lớn, vì vậy các nhà sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này thường chú trọng đến việc liên kết chặt chẽ hơn với nhà cung ứng cho dù họ vẫn chú trọng tìm kiếm, duy trì và tăng cường quan hệ chặt chẽ với khách hàng.

5.2. Đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu này đã kiểm định và lý giải rõ hơn sự tác động của liên kết chuỗi cung ứng đến kết quả kinh doanh của các thành viên. Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ này. Tuy nhiên, kiểm định một mối quan hệ chưa có kết quả nghiên cứu thống nhất vẫn cần thiết để làm rõ hơn về bản chất và hệ thống lý luận về vấn đề này (Fabbe-Costes & Jahre, 2008). Một bằng chứng nữa từ một ngành cụ thể tại một nước đang phát triển sẽ đem lại một sự so sánh có ý nghĩa đối với các nghiên cứu trước đây chủ yếu được thực hiện tại các nước phát triển.

Làm rõ mối quan hệ giữa chiến lược, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh cũng góp phần    xác định tính đúng đắn của lý thuyết về mối quan hệ chiến lược, cấu trúc tổ chức và kết quả kinh doanh (Chandler, 1962; William, 1975) hay lý thuyết dựa vào nguồn lực BRV (Wemerfelt, 1984; Barney, 1991) trong chuỗi cung ứng. Định hướng chiến lược kinh doanh là nhân tố tiền đề quan trọng đối với việc thay đổi cơ cấu tổ chức, trong đó có việc tăng cường liên kết chuỗi cung ứng. Ngoài ra, nghiên cứu này đã góp phần giải thích thêm sự tác động của chiến lược kết hợp giữa hướng đến chi phí và khách hàng tới mức độ liên kết cũng như cải thiện kết quả kinh doanh của các tổ chức.

5.3. Gợi ý giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng thủy sản

Các doanh nghiệp nên xác định định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp với từng loại hình liên kết nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia, không nên quá quan trọng chi phí thấp mà ảnh hưởng đến dịch vụ, sản phẩm (hàng thiếu chất lượng, vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm), hoặc quá quan trọng đến khách hàng mà đưa ra những yêu cầu quá khắt khe đối với các nhà cung cấp. Cần phải có sự kết hợp giữa chi phí hợp lý giữa các khâu trong chuỗi cung ứng và sự thỏa mãn của khách hàng tùy theo thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.

Ngoài ra, các nhà cung cấp, hộ nuôi, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cần đoàn kết, hợp tác, thực hiện văn hóa chia sẻ trong kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và bền vững.

Cuối cùng, các cấp chính quyền địa phương, như Sở Nông nghiệp tỉnh, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người nuôi và các cơ sở sản xuất nhận thấy được lợi ích việc thực hiện tốt các hợp đồng đôi bên theo hướng hợp tác bền vững.

5.4. Một số hạn chế của nghiên cứu

Hạn chế thứ nhất của nghiên cứu là thực hiện điều tra dữ liệu chỉ tại một thời điểm. Trong khi, sự ảnh hưởng của liên kết chuỗi cung ứng đến kết quả kinh doanh thông thường là một quá trình. Do đó, những nghiên cứu tiếp theo nên kiểm định mối quan hệ này tại nhiều thời điểm trong khoảng thời gian nhất định thì có thể cho kết quả chính xác hơn.

Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ điều tra tại tỉnh Bến Tre và qui mô mẫu chưa đủ lớn. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện ở những vùng, miền khác để có qui mô mẫu lớn hơn, đồng thời có thể có sự so sánh tổng quan và bao quát hơn về nội dung của nghiên cứu đến ngành thủy sản Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
Nguyễn Thành Hiếu; Nguyễn Ngọc Trung; Nguyễn Thị Nga
Từ khóa: Bến Tre, chiến lược kinh doanh, liên kết chuỗi cung ứng, kết quả kinh doanh.
The impact of business strategy orientation on supply chain integration and business performance
Keywords: Ben Tre, business strategy, supply chain integration, performance.

File PDF tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *