Tiếp cận dịch vụ phát triển kinh doanh của doanh nhân Nữ và doanh nhân Nam
Dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD) là tất cả các dịch vụ phi tài chính được doanh nghiệp sử dụng một cách chính thức và phi chính thức để hỗ trợ cho kinh doanh phát triển. Một số ví dụ như: đào tạo, chắp mối kinh doanh, phân phối, tiếp thị, đóng gói, thiết kế sản phẩm, kiểm tra chất lượng, thông tin, tư vấn, quản lý, internet, kế toán, quảng cáo. “Thị trường DVPTKD” bao gồm các nhà cung cấp các dịch vụ kinh doanh, các DNNVV có sử dụng DVPTKD và các hình thức dịch vụ đa dạng.
Các dịch vụ phát triển kinh doanh được cung cấp ở Việt Nam thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Các Hiệp hội doanh nghiệp (HHDN), các Tổ chức phi chính phủ, Viện/Trường Đại học, Các doanh nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân. Thị trường DVPTKD tại Việt Nam cũng được phân chia thành nhiều loại như đào tạo kinh doanh, tiếp thị, chuyển giao công nghệ, thông tin, tư vấn pháp lý, tin học, tư vấn, v.v… Ví dụ chương trình của VCCI và ILO “Khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh (SIYB)”, là một trong những chương trình nổi tiếng, được cung cấp cho hơn 25 ngàn người, trong đó hơn 50% học viên là nữ .
Năm 2002, VCCI, GTZ và SWISSCONTACT tổ chức một cuộc khảo sát về thị trường DVPTKD tại Việt Nam21. Đợt khảo sát đánh giá về nhu cầu và việc sử dụng các DVPTKD của hơn 1200 doanh nghiệp ở Hà nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai và Bình Dương. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều cố gắng sử dụng DVPTKD, ước tính trung bình khoảng 2,5 loại dịch vụ khác nhau. Có hai kết luận quan trọng là: (1) thứ nhất: Các DN nhỏ hơn thường ngần ngại thử các dịch vụ và quan tâm nhiều hơn về chi phí. (2) Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc tiếp cận DVPTKD. Phương thức tiếp cận DVPTKD cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi loại dịch vụ.
So với kết quả điều tra năm 2002 của VCCI, GTZ và SWISSCONTACT thì kết quả điều tra thực hiện trong nghiên cứu này cũng cho kết quả tương tự , khẳng định một lần nữa kết luận về “cơ hội tiếp cận thị trường DVPTKD ở Việt Nam như nhau đối với nam và nữ doanh nhân”.
Bảng 6 đưa ra bức tranh chung về việc tiếp cận dịch vụ DVPTKD của các doanh nhân nữ và nam, việc này có thể giúp xác định nhu cầu trong tương lai.
Biểu đồ 5: Tỉ lệ nam v nữ được phỏng vấn nhận được dịch vụ đo tạo từ cc tổ chức khc nhau
Cc loại hình dịch vụ DVPTKD | Nhu cầu về DVPTKD | Đ nhận dịch vụ DVPTKD | Đ trả phí | Thỏa mn với Dịch vụ | ||||
Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | |
Đào tạo
(Đào tạo kinh doanh) |
83 | 78 | 37 | 40 | 61 | 86 | 88 | 91 |
Tư vấn về php luật, ti chính v thuế | 72 | 78 | 30 | 26 | 54 | 43 | 89 | 85 |
Hỗ trợ về vi tính, internet, cơng nghệ thơng tin | 61 | 68 | 32 | 37 | 65 | 90 | 90 | 72 |
Bảng 6: So snh giữa nhu cầu về DVPTKD v tình hình sử dụng DVPTKD hiện nay (đ sử dụng dịch vụ, đ trả phí sử dụng dịch vụ v mức độ hi lng ) giữa doanh nhn nữ v nam
Mặc dù cơ hội tiếp cận DVPTKD của nam và nữ doanh nhân ngang nhau, vẫn có sự khác biệt trong lựa chọn nhà cung cấp DVPTKD và đánh giá của họ về các loại hình DVPTKD cụ thể
Đào tạo: Cuộc khảo sát giữa các doanh nhân cho thấy, không có khác biệt lớn giữa nam và nữ trong cơ hội tiếp cận các dịch vụ đào tạo: 37% nữ được phỏng vấn và 40% nam được phỏng vấn đã tham gia đào tạo về quản lý và điều hành kinh doanh. Các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ là những địa điểm chính cho cả hai giới để nhận được dịch vụ đào tạo.
Nhưng, như ta thấy trong Biểu đồ 5 dưới đây, phụ nữ có vẻ lưỡng lự khi liên lạc với các tổ chức của chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ DVPTKD tư nhân.
Cả nam và nữ đều có vẻ hài lòng ngang nhau với dịch vụ đào tạo quản lý kinh doanh với tỷ lệ 91% và 88%.
kinh doanh phi Chính phủ/Quốc tế |
Dịch vụ tài chính: Cả nam giới và phụ nữ đều có cùng quan điểm về những khó khăn của phụ nữ khi đi vay vốn: 86% phụ nữ và 88% nam giới (xem bảng 8) được phỏng vấn cho rằng nữ doanh nhân khó vay vốn hơn nam doanh nhân. Những lý do chính được đề cập là thiếu thế chấp (22%). 50% những người được phỏng vấn cho rằng các ngân hàng và tổ chức tín dụng không lưu tâm đúng mức đến phụ nữ. Một số phụ nữ khác phản ánh về những thủ tục phức tạp. Thực tế là các ngân hàng thường đòi hỏi thế chấp trong khi phụ nữ thường không có tên đăng ký trong giấy chứng nhận đất đai vì người chồng đăng ký tài sản của gia đình. Gần đây, chính phủ đã quy định rằng tên người vợ cũng được ghi trong giấy chứng nhận đất đai nhưng điều này chỉ được áp dụng với các giấy chứng nhận về đất mới được cấp.
Tỉ lệ nam và nữ tiếp cận được nguồn vốn vay khá cao. Số liệu khảo sát cho thấy rằng một tỉ lệ phụ nữ cao đã nhận được vốn vay kinh doanh (49% phụ nữ được phỏng vấn so với 42% nam giới). Trên thực tế, tỉ lệ nam giới và phụ nữ xin vay ngân hàng là khá cao đối với cả 2 giới.
Tư vấn kinh doanh: Vào khoảng 3/4 người được phỏng vấn (72% phụ nữ và 78% nam giới) nói rằng họ cần tư vấn pháp lý, và thông tin về các vấn đề tài chính và thuế liên quan đến kinh doanh của họ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% phụ nữ và 26% nam giới được phỏng vấn đã nhận được tư vấn về những vấn đề đó, hầu hết là từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Chỉ có 25% những người được phỏng vấn thỏa mãn với dịch vụ tư vấn. Dịch vụ này quan trọng nhưng khó thực hiện. Các hiệp hội và CLB doanh nghiệp nhỏ cung cấp những dịch vụ tư vấn đơn giản chứ không đáp ứng được tư vấn đòi hỏi kĩ năng cao. Nhân viên các HHDN không có đủ kinh nghiệm và trình độ làm việc như chuyên gia tư vấn. 26% những người được phỏng vấn không thấy có nhu cầu này, 14% phàn nàn là mức phí quá đắt.
Như ta thấy trong Biểu đồ 6 dưới đây, phụ nữ và nam giới nhận được các dịch vụ tư vấn từ các tổ chức khác nhau. Nhiều nam giới hơn là phụ nữ nhận được từ các tổ chức chính phủ, các quỹ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế, trong khi phụ nữ được cung cấp các dịch vụ từ các công ty tư nhân và hiệp hội doanh nghiệp. Việc này cũng khẳng định những yếu điểm của phụ nữ trong quan hệ xã hội và giao tiếp, và hạn chế quan hệ với các tổ chức chính phủ.
Biểu đồ 6: Tỉ lệ nam v nữ được phỏng vấn nhận được dịch vụ tư vấn từ cc tổ chức khc nhau
Công nghệ thông tin: Dịch vụ IT đang là nhu cầu cao đối với tất cả những người được phỏng vấn, 61% nữ và 68% nam nói rằng họ cần những dịch vụ này. Vào khoảng 1/3 nữ (32%) và nhiều nam hơn một chút nhận được dịch vụ IT (37%). Trong lĩnh vực này, cả nam và nữ đều nhận được hỗ trợ từ các công ty tin học tư nhân mặc dù nhiều nữ hơn nam cũng nhận được hỗ trợ tin học từ Hiệp hội Kinh doanh của họ. Xem biểu đồ 7. Điều này có thể một phần là nhờ dự án của Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) của VCCI mới khởi động gần đây đã hỗ trợ một số Câu lạc bộ doanh nghiệp nữ về “Phụ nữ và nền kinh tế kỹ thuật số”.
Biểu đồ 7: Tỉ lệ nam v nữ được phỏng vấn nhận được dịch vụ tin học từ cc tổ chức khc nhau
Phần lớn người được hỏi (86% nữ và 83% nam) coi rằng hỗ trợ IT là thích hợp và dễ tiếp cận ngang nhau với cả doanh nhân nam và nữ. Đa số họ (83,3% người được phỏng vấn) cũng hài lòng với chất lượng của sự hỗ trợ. Ngày nay nhiều phụ nữ hơn đã làm quen với máy tính và các dịch vụ tin học khác.
Theo kết quả điều tra thì như trên đã nói không có sự khác biệt nhiều trong việc sử dụng dịch vụ này giữa nam và nữ. Tuy nhiên, trong các dịch vụ phát triển kinh doanh thì dịch vụ về IT thường được các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa sử dụng. Các hộ gia đình nhỏ chưa sử dụng nhiều dịch vụ IT. Do đó ngoài việc so sánh giữa nữ và nam doanh nhân sử dụng dịch vụ này, nghiên cứu muốn chỉ ra sự khác biệt trong sử dụng dịch vụ này giữa các LOE và GOE.
Bảng 7 chỉ ra sự khác biệt giữa GOE và LOE trong việc tiếp cận dịch vụ công nghệ thông tin. LOE có ít nhu cầu về dịch vụ IT và nhận dịch vụ này ít hơn các GOE.
Bảng 7: Tiếp cận dịch vụ IT của GOE v LOE
Vấn đề | Tỷ lệ nhận biết vấn đề của DN Nữ | Tỷ lệ nhận biết vấn
đề của DN Nam |
Có nhu cầu kết nối vi tính, internet | 40 | 75 |
Đã hưởng dịch vụ kết nối vi tính, internet | 12 | 23 |
Trong số những doanh nhân được khảo sát, 59% phụ nữ và 38% nam giới chỉ ra rằng các chương trình đào tạo hiện nay quan tâm đến các vấn đề cụ thể của nữ doanh nhân như cân bằng công việc và cuộc sống, tiếp cận các cơ hội liên kết và giáo dục. Có thể giải thích lý do tỉ lệ phụ nữ cao hơn là vì trên thực tế, các vấn đề về giới hầu như chỉ được đề cập đến trong các khoá đào tạo cho riêng phụ nữ. Tuy nhiên, trong việc tiếp cận các dịch vụ khác như : tiếp cận tín dụng, dịch vụ tư vấn, dịch vụ hỗ trợ về thông tin thì sự nhận biết các vấn đề về giới của nam và nữ doanh nhân khá đồng nhất… Xem bảng 8.
Vấn đề | Tỷ lệ nhận biết vấn đề của DN Nữ | Tỷ lệ nhận biết vấn đề của DN Nữ |
Các CT đào tạo có quan tâm đến vấn đề giới. | 59% | 38% |
Phụ nữ khó khăn hơn khi tiếp cận nguồn vốn | 86% | 88% |
Phụ nữ khó khăn hơn khi nhận dịch vụ tư vấn | 82% | 85% |
Phụ nữ khó khăn hơn khi nhận hỗ trợ về cơng nghệ thơng tin | 86% | 83% |
Bảng 8: Nhận biết của cc DN Nam v Nữ về cc vấn đề lin quan đến giới trong tiếp cận cc dịch vụ
III.2 Nhu cầu tương lai đối với các dịch vụ phát triển kinh doanh
Theo nhận thức chung về DVPTKD (VCCI, GTZ, Swisscontact 2002), điều kiện cơ bản cần thiết để các DNNVV yêu cầu dịch vụ này là:
- Doanh nhân biết về dịch vụ DVPTKD
- Doanh nhân có kiến thức cơ bản về dịch vụ
- Doanh nhân hiểu cặn kẽ về những lợi ích cụ thể mà dịch vụ mang lại
- Doanh nhân nhận thấy các lợi ích đó áp dụng được và có ích cho doanh nghiệp và giải quyết được các vấn đề cấp thiết trong kinh doanh
- Doanh nhân sẵn sàng trả phí thuê ngoài cho các dịch vụ
- Doanh nhân được thuyết phục rằng các nhà cung cấp dịch vụ có thể mang lại lợi ích như đã hứa
- Doanh nhân có cảm nhận rằng họ trị giá tiềm năng của các lợi ích sẽ là xứng đáng cho dù phải chịu tổn thất nếu có (khi yêu cầu dịch vụ)
Những điều kiện sau cần thiết cho sự chuyển giao dịch vụ thực sự:
– Doanh nhân có thể tìm được nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu cụ thể với một sản phẩm phù hợp
– Doanh nhân và nhà cung cấp có thể thỏa thuận về giá cả và cơ chế thanh toán có lợi cho nhà cung cấp, và ở mức phải chăng đối với các DNNVV
Bảng 6 ở trên cho phép phân tích sâu hơn không chỉ về nhu cầu DVPTKD trong tương lai mà còn giúp cho việc xác định khả năng sẵn sàng chi trả dịch vụ của các DN nữ và DN nam, đồng thời cho phép đánh giá chất lượng dịch vụ qua mức độ “ thoả mãn với dịch vụ”
Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhận thức cơ bản và hiểu biết về DVPTKD của cả nam và nữ doanh nhân là khá cao hay nói cách khác
Họ đều có nhu cầu cao đối với các loại dịch vụ DVPTKD. Ba phần tư các doanh nhân được phỏng vấn (76% phụ nữ và 78% nam giới) chỉ ra rằng họ cần dịch vụ đào tạo nói chung. Đi sâu chi tiết vào các loại hình đào tạo, phụ nữ có nhiều nhu cầu hơn về đào tạo về quản lý kinh doanh với tỷ lệ 68% trong khi chỉ có 32% doanh nhân Nam có nhu cầu này. Xem biểu đồ 8. Đặc biệt, các doanh nhân nữ còn có những nhu cầu đào tạo khác – được 99% số DN nữ nêu ra, trong khi chỉ có 11% nhắc đến nhu cầu “ đào tạo khác” này. Có thể đó là những chủ đề khá đặc biệt liên quan đến vấn đề giới. Đây là điểm quan trọng các nhà cung cấp dịch vụ cần quan tâm để marketing chương trình đào tạo cho DN nữ một cách hấp dẫn.
Tương tự, 72% nữ và 78% nam doanh nhân nói rằng họ cần các dịch vụ tư vấn về các vấn đề tài chính, thuế và pháp lý, trong khi 61% nữ và 68% nam doanh nhân xác nhận nhu cầu đối với dịch vụ liên quan đến máy tính và truy cập internet .
Tuy nhiên, tỉ lệ các DNNVV nhận dịch vụ DVPTKD không cao, đặc biệt là phụ nữ có vẻ thận trọng hơn khi quyết định về dịch vụ đào tạo và IT. Điều đó có nghĩa là các DNNVV biết về các nhà cung cấp dịch vụ DVPTKD khá đầy đủ. Vì vậy, khích lệ tăng nhu cầu DVPTKD không chỉ chú trọng vào nâng cao nhận thức. Vẫn có các cấn đề khác liên quan đến việc sẵn lòng chi trả và chất lượng dịch vụ.
Các doanh nhân sẵn lòng đầu tư thời gian trả cho các khóa học về quản lý kinh doanh hay lập kế hoạch kinh doanh. Khi được phỏng vấn, 61% phụ nữ và 86% nam giới trả lời là đã từng trả phí cho dịch vụ đào tạo. Điều này không phải vì nam giới có thái độ tốt hơn hay là có nhiều tiền hơn, mà còn là vì phụ nữ không thỏa mãn với dịch vụ đào tạo như nam giới. Phụ nữ có nhiều nhu cầu hơn về DVPTKD và họ sẵn sàng trả phí, nếu có các khóa đào tạo thích hợp về quản lý. Theo nghiên cứu này sẽ có khoảng 83% sẵn sàng trả phí, trong khi đó nam giới chỉ chiếm 78%. Về những dịch vụ khác, Bảng 6 ở trên cho thấy nhìn chung tỷ lệ nam giới trả phí DVPTKD cao hơn so với tỷ lệ nữ giới, nhưng riêng đối với dịch vụ tư vấn pháp lý và thuế tỷ lệ phụ nữ trả phí lại nhiều hơn.
Nhìn chung, các doanh nhân muốn tham gia đào tạo và các cuộc họp trong các nhóm hỗn hợp vì như vậy thú vị và vui hơn. Chỉ có 4,5% phụ nữ thích tham gia đào tạo với riêng phụ nữ và 3,7% nam giới thích đào tạo với riêng nam giới. Những lý do được đưa ra là dễ dàng chia sẻ thông tin với những người có cùng quan điểm và sở thích, như kỹ thuật và máy móc của nam giới, chăm sóc con cái và các vấn đề gia đình của phụ nữ. Đứng về việc thiết kế nội dung DVPTKD cho tương lai, chỉ một số ít nữ doanh nhân, và không có nam doanh nhân nào bày tỏ rằng họ cũng cần đưa vào “vấn đề giới ”.
III.3 Cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh cho nữ và nam doanh nhân
Một số nghiên cứu về thị trường DVPTKD tại Việt Nam cho thấy tình hình cung cấp dịch vụ nói chung của thị trường DVPTKD còn hạn chế. Các nhà cung cấp dịch vụ thiếu sự hiểu biết rõ rệt về các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp địa phương. Họ cũng thiếu chuyên môn và khả năng tạo ra dịch vụ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Các công ty tư vấn ở Việt nam đều mới và các nhà tư vấn Việt nam nhìn chung còn đang ở trong giai đoạn học hỏi. Họ thiếu kĩ năng tư vấn và kinh nghiệm, đặc biệt là không có khả năng cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, 20 nhà cung cấp DVPTKD được phỏng vấn có thể được chia làm 2 nhóm: thành viên của các Hiệp hội/CLB Doanh nghiệp, và các nhà cung cấp DVPTKD tư nhân như các công ty và các trung tâm kinh doanh. Tuy nhiên, các câu lạc bộ không đăng ký trong khi các HHDN có đăng kí và là pháp nhân. Các câu lạc bộ không nhận được hỗ trợ về tài chính (nếu có) từ chính quyền địa phương, nhưng họ không cần phải nộp báo cáo như là các hiệp hội kinh doanh phải làm.
Kết quả phỏng vấn cho thấy các dịch vụ của các nhà cung cấp DVPTKD và các hiệp hội doanh nghiệp ( HHDN) đang chuyển đổi từ phạm vi các dịch vụ truyền thống như là “đào tạo” sang các dịch vụ hiện đại hơn như dịch vụ môi giới tuyển dụng. Sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay là rất cao với con số tăng lên của các nhà cung cấp DVPTKD và các hiệp hội/CLB doanh nghiệp. Điều này bắt buộc họ phải tạo ra những dịch vụ mới và có chất lượng tốt để thu hút nhiều thành viên và khách hàng hơn.
Các nhà cung cấp DVPTKD tư nhân có vẻ có một phạm vi hoạt động linh hoạt hơn so với các HHDN. Cả hai loại tổ chức hỗ trợ này đều tập trung vào một số hoạt động trong đó phổ biến nhất là đào tạo, tư vấn và cung cấp thông tin, chiếm khoảng 70%, 75%, và 70% các nhà cung cấp DVPTKD/Hiệp hội. Hoạt động triển lãm, dịch vụ IT và nghiên cứu thị trường chiếm 30%, 25% và 30% trong số các nhà cung cấp DVPTKD/Hiệp hội. Một số ít trong số họ liên quan đến nghiên cứu và phát triển và dịch vu tiếp thị (xem biểu đồ 9)
Hộp 5. Tiếp thị DVPTKD cho doanh nhân nữ
Hoạt động của các nhà cung cấp DVPTKD và HHDN là rất DN đa dạng , từ các dịch vụ chuyên nghiệp như đào tạo, tư vấn và hội chợ thương mại,… cho đến hoạt động giải trí như dã ngoại, các bữa sáng bàn công việc, các buổi thuyết trình và nói chuyện về các vấn đề giới cho cả nam và nữ. Các biện pháp hữu ích để thu hút khách hàng nữ là chính sách giảm giá. Một bien pháp khác là in ấn và gửi các tờ rơi và chương trình trực tiếp cho phụ nữ, không chỉ thông qua internet, TV hay báo chí. |
Trích từ thảo luận nhóm với các nhà cung cấp DVPTKD và HHDN |
Gần đây các vấn đề về giới đã được nêu lên trong các doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến kinh doanh. Các tổ chức này đã làm rất nhiều việc để thu hút sự quan tâm của các thành viên nữ, và có phương pháp tốt hơn để xử lý việc này. Một điều đáng mừng là hầu hết những nhà cung cấp dịch vụ DVPTKD trong cuộc khảo sát này đã có ghi chép số liệu thống kê về con số các khách hàng và thành viên là nữ giới.
Tỉ lệ nữ khách hàng của các nhà cung cấp DVPTKD và HHDN khác nhau tuỳ thuộc vào loại hiệp hội. Hội DN/CLB nữ chỉ có khách hàng hoặc thành viên nữ và một Hiệp hội Cơ khí chỉ có thành viên nam vì ngành này hầu như nam chiếm đa số. Bảng 9 chỉ ra tỉ lệ phần trăm khách hàng nữ trong năm trước của các tổ chức cung cấp dịch vụ DVPTKD được phỏng vấn.
Bảng 9: Phần trăm khch hng nữ của cc tổ chức cung cấp dịch vụ DVPTKD |
Gần một nửa những người được phỏng vấn (47%) có nói đến sự khác biệt giữa khách hàng nam và nữ trong loại hình dịch vụ. Phụ nữ có xu hướng yêu cầu những chương trình và các chính sách hỗ trợ cụ thể, trong khi nam giới có thể chấp nhận tất cả các hoạt động xúc tiến nói chung.
III.4 Năng lực và sự quan tâm đến các nhu cầu của nữ và nam doanh nhân
Khi nhận thức được các cơ hội và trở ngại của các nữ doanh nhân, các nhà cung cấp DVPTKD sẽ đưa ra được các hỗ trợ hợp lý. Qua các cuộc hội thảo, đào tạo, các nhà cung cấp DVPTKD đã tuyên truyền những hoạt động và dịch vụ tốt hơn để thoả mãn yêu cầu của các thành viên nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm làm kinh doanh và tìm kiếm khách hàng. Hầu hết các hoạt động được tổ chức ban ngày vì phụ nữ không thể tham gia các khoá học muộn vào buổi tối.
Chỉ có một nhà cung cấp DVPTKD nhỏ bày tỏ rằng họ không có dịch vụ cụ thể cho phụ nữ vì con số khách hàng nữ quá nhỏ vì thế không đủ để khuyến khích họ dành cho phụ nữ bất kỳ sự lưu tâm nào. Mặc dù các vấn đề về giới được đưa ra trong xã hội và trong các tổ chức xúc tiến kinh doanh, không có nhiều nhà cung cấp DVPTKD và câu lạc bộ quan tâm đầy đủ đến các vấn đề về giới. Hầu hết các nhà cung cấp thông tin chủ chốt chỉ ra rằng tổ chức của họ không có đủ thời gian và nhân viên, họ quá bận rộn với các hoạt động thường ngày và không ưu tiên chút nào cho “phụ nữ” hay các vấn đề về giới.
Hộp 6 : Nhu cầu riêng của các doanh nhân Nữ
Trước tiên, các nhà cung cấp DVPTKD nên có một chiến lược nghiên cứu về nhu cầu và trở ngại của các doanh nhân. Những trở ngại này không giống nhau tại những thời điểm và địa điểm khác nhau. Ví dụ: Nữ doanh nhân ở nông thôn phải đối mặt với nhiều trở ngại hơn từ thái độ và quan niệm xã hội, trong khi những người ở các thành phố lớn phải đối mặt với trở ngại lớn vì thiếu thời gian. Tuỳ thuộc vào tính chất của các tỉnh thành và loại hình kinh doanh, các nhà cung cấp DVPTKD nên thiết kế những chương trình phù hợp để đáp ứng nhu cầu của cả các doanh nhân nam và nữ Trích : Thảo luận nhóm tập trung với các nhóm hỗn hợp ở cả 4 tỉnh thành |
Khi được phỏng vấn về biện pháp cung cấp dịch vụ có phù hợp cho cả doanh nhân nam và nữ hay không, hầu hết các nhà cung cấp DVPTKD chỉ ra rằng: bởi các khách hàng và thành viên của họ là cả nam và nữ nên các tổ chức của họ không quan tâm tới biện pháp cung cấp dịch vụ vì họ nghĩ rằng tất cả là ngang bằng nhau, và phụ nữ phải vượt qua những khó khăn của bản thân để tiếp cận dịch vụ của họ.
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021