Tác động của giáo dục đối với thu nhập hộ gia đình Việt Nam
Giới thiệu
Gần đây, các lợi ích của việc đi học đến việc gia tăng phúc lợi cá nhân đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với: i) tăng khả năng nâng cao thu nhập đối với cá nhân và ii) ảnh hưởng tích cực đến một số kết quả kinh tế và cải thiện tổng sản xuất xã hội. Haveman & Wolfe (1984) giới thiệu các kênh tác động khác nhau của việc đi học bao gồm gia tăng lợi nhuận thị trường và phi thị trường thông qua cải thiện năng suất nội bộ gia đình, giảm tội phạm, gắn kết xã hội, tiết kiệm, phân phối thu nhập… Koenker & Bassett (1978) cho thấy tác động làm gia tăng lợi nhuận trên thị trường lao động của giáo dục thông qua phân phối tiền lương bằng chứng kỹ thuật hồi quy lượng tử. Một số nghiên cứu khác cho thấy chi phí tiền lương cao hơn khi trả cho những người có giáo dục cao do họ có kỹ năng hơn (Martins & Pereira, 2004; Machado & Mata, 2005), điều này ngụ ý rằng giáo dục làm tăng khoảng cách tiền lương giữa các nhóm.
Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu địa lý khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng cao với bản chất của nền kinh tế là kinh tế nông nghiệp. Khu vực nông thôn đóng góp hơn 20% Tổng sản phẩm nội địa (GDP), nuôi sống hơn 60% dân số thông qua sản phẩm nông nghiệp. Khoảng cách chênh lệch mức độ tích lũy giữa các hộ nông thôn và đô thị ngày càng được nới rộng ra, thậm chí ngay trong nông thôn, nhóm nghèo và cận nghèo có mức tích lũy âm. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn yếu kém so với đô thị, được đầu tư ít và dàn trải, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp; các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa phát triển; các ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển; cơ cấu thu nhập ở nông thôn chủ yếu vẫn là từ nông nghiệp. Thiếu cơ hội cho ngành nghề phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản và các ngành nghề khác ở các vùng sâu, vùng xa do mức độ tập trung công nghiệp hóa ở những vùng kinh tế trọng điểm và ven đô thị lớn. Do đó, thu nhập thực tế của cư dân nông thôn nói chung, nông dân nói riêng còn rất thấp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ nhân tạo hiện nay, ngoài những thuận lợi trong thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới, khu vực nông thôn Việt Nam chưa có một nền kinh tế thị trường thật sự, sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Giáo dục lúc này đóng vai trò hết sức quan trọng trong vận dụng thành công các mô hình kinh tế mới cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong nghiên cứu này, vấn đề nghiên cứu được mở rộng theo ba hướng: xem xét sự khác biệt thu nhập giữa những hộ gia đình có chủ hộ đi học và không được đi học. Trong những chủ hộ được đi học, xem xét sự khác biệt thu nhập giữa những hộ gia đình được đi học cao và không được đi học cao. Ngoài ra, nghiên cứu mở rộng xem xét sự tác động của khác nhau của bằng cấp giáo dục đến thu nhập giữa những hộ gia đình. Sử dụng hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) và hồi quy phân vị áp dụng cho dữ liệu gồm 15.110 hộ được lấy từ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2018, nghiên cứu phát hiện ra vai trò quan trọng của giáo dục, đặc biệt là trình độ học vấn trong việc thúc đẩy thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
Lược khảo nghiên cứu
2. Cơ sở lý thuyết
-
2.1. Lý thuyết về giáo dục, phát triển con người và thu nhập
-
2.2. Đóng góp của giáo dục trong sinh kế khu vực nông thôn
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu được phát triển nhằm đánh giá tác động của giáo dục đến thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam dựa trên các nghiên cứu của Vu (2019), Trần Quang Tuyến & Vũ Văn Hưởng (2018), Tran & cộng sự (2018), Trần Quang T & cộng sự (2019), Trần Quang T & Vũ Văn H (2018). Mô hình chung có dạng:
Y = B + B X + B Z + B V + u
i 1 2 i 3 i 4 i i
Trong đó, Yi là thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình i, Xi là một vectơ của các đặc điểm hộ gia đình, như quy mô hộ gia đình (TSNGUOI), tình trạng tham gia chăn nuôi (CHANNUOI) và dân tộc của chủ hộ (DANTOC); Zi là biến đại diện cho trình độ giáo dục của chủ hộ, thay đổi theo 3 mô hình khác nhau nhằm xem xét các tác động khác nhau của các cấp độ giáo dục. VV đại diện cho các đặc điểm khác của chủ hộ như giới tính chủ hộ (GIOITINHCHUHO), số tuổi của chủ hộ (TUOI), tình trạng hôn nhân của chủ hộ (HONNHAN) và diện tích đất của hộ gia đình (DIENTICHDAT). Nghiên cứu xem xét thông qua 3 mô hình cụ thể:
Mô hình thứ nhất xem xét sự khác biệt thu nhập giữa những hộ gia đình có chủ hộ đi học và không được đi học:
Yi = B + B X + B DIHOC + B V + u (1)
1 2 i 3 i 4 i i
Trong đó biến DIHOC nhận 2 giá trị, DIHOC = 1 nếu chủ hộ được đi học và DIHOC = 0 nếu chủ hộ không được đi học.
Trong những chủ hộ được đi học, mô hình thứ 2 xem xét sự khác biệt thu nhập giữa những hộ gia đình được đi học cao và không được đi học cao:
Yi= B + B X + B LOPCAO + B V + u (2)
1 2 i 3 i 4 i i
Trong đó biến LOPCAO nhận giá trị từ 1 đến 12, DIHOC = 1 nếu chủ hộ được đi học tới lớp 1 và DIHOC
= 12 nếu chủ hộ được đi học đến trên lớp 12.
Mô hình thứ ba xem xét sự tác động của khác nhau của bằng cấp giáo dục đến thu nhập giữa những hộ gia đình:
Yi = B + B X + B TIEUHOC + B THCS + B THPT + B CAODANG + B DAIHOC + B V + u (3)
Trong đó biến TIEUHOC nhận 2 giá trị, TIEUHOC = 1 nếu chủ hộ có cấp học cao nhất là tiểu học và TIEUHOC = 0 nếu chủ hộ nhận giá trị khác, tương tự như vậy đối với các biến THCS; THPT; CAODANG và DAIHOC.
3.2. Phương pháp ước lượng
Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu OLS nhằm ước lượng, đánh giá tác động của giáo dục đến thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam thông qua ước lượng hàm hồi quy E(Y|X) = f(X).
Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy phân vị, phương pháp này được Koenker & Bassett giới thiệu lần đầu tiên năm 1978. Thay vì ước lượng các tham số của hàm hồi quy trung bình bằng phương pháp OLS, Koenker & Bassett (1978) đề xuất việc ước lượng tham số hồi quy trên từng phân vị của biến phụ thuộc sao cho tổng chênh lệch tuyệt đối của hàm hồi quy tại phân vị τ của biến phụ thuộc là nhỏ nhất. Nói một cách khác, thay vì xác định tác động biên của biến độc lập đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn tại Việt Nam, hồi quy phân vị sẽ giúp xác định tác động biên của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trên từng phân vị của biến phụ thuộc đó.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2018 (VHLSS) được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Dữ liệu thu nhập từ mẫu hộ gia đình nông thôn, bao gồm 15.110 hộ. Phương pháp chọn mẫu thông qua 2 bước:
Bước 1: chọn xã, phường độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo phương pháp xác suất tỷ lệ với số hộ trong mỗi xã, phường.
Bước 2: từ mỗi xã, phường được chọn, chọn 3 địa bàn điều tra theo phương pháp xác suất tỷ lệ với số hộ trong mỗi địa bàn.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo mẫu tương đối chi tiết được áp dụng nhằm đảm bảo tính chính xác của số liệu thu thập được, tránh bỏ sót các khoản mục và tăng tính thống nhất giữa các điều tra viên, từ đó tăng chất lượng số liệu. Phương pháp chọn độc lập theo xác suất tỷ lệ với số hộ trong mỗi xã, phường và địa bàn nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu được chọn cho tổng thể nghiên cứu.
Bảng 1: Thống kê tổng thu nhập của hộ gia đình theo bằng cấp cao nhất của chủ hộ
Đơn vị tính: đồng/tháng/người
Bằng cấp / Tổng thu bình quân /đầu người của hộ gia đình trong năm
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.
Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Tổng thu của các hộ gia đình theo các cấp bậc giáo dục của chủ hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam năm 2018 của mẫu nghiên cứu được mô tả trong Bảng 1.
Thu nhập bình quân cao nhất trong năm 2018 là 4,8 triệu đồng/tháng/người của các hộ gia đình có chủ hộ đạt được bằng cấp cao nhất là thạc sĩ. Các hộ gia đình có chủ hộ chưa đạt được bằng tiểu học có thu nhập bình quân thấp nhât là 3,2 triệu đồng/tháng/người. Ngoài ra, tỷ trọng của nhóm chủ hộ trình độ học vấn là trung học cơ sở và tiểu học chiếm cao nhất trong mẫu nghiên cứu (tương ứng 28%). Nhóm chủ hộ có trình độ học vấn ở bậc thạc sĩ và đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất, tương ứng 0,02% và 1,6%.
4.2. Ma trận hệ số tương quan
Bảng 2 mô tả ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa biến DIHOC và biến TONGTHU mang giá trị dương (0,13). Như vậy, giáo dục có tác động tích cực đến thu nhập hộ gia đình tại khu vực nông thôn. Bên cạnh đó ma trận hệ số tương quan cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập khác trong mô hình là tương đối nhỏ (đa số đều thấp hơn 0,34), do đó không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình.
Biến HONNHAN, GIOITINHCHUHO, DIENTICHDAT, CHANNUOI, TSNGUOI có tác động tích cực đến biến TONGTHU. Tức là, nếu hộ gia đình có chủ hộ đã lập gia đình, chủ hộ là nam giới, và có hoạt động chăn nuôi thì thu nhập bình quân sẽ cao hơn các hộ gia đình khác. Bên cạnh đó, khi quy mô hộ gia đình và diện tích đất canh tác gia tăng cũng làm gia tăng thu nhập của hộ gia đình tại khu vực nông thôn. Trái lại, nếu chủ hộ là người dân tộc sẽ có thu nhập thấp hơn các hộ gia đình khác và tuổi chủ hộ gia tăng cũng sẽ làm giảm thu nhập của hộ gia đình. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập khác trong mô hình là tương đối nhỏ (đa số đều thấp hơn 0,34), do đó không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình.
4.3. Kết quả hồi quy OLS
Kết quả thống kê của mô hình (1) cho thấy hệ số hồi quy biến DIHOC cho thấy các hộ gia đình có chủ hộ được đi học sẽ mang lại thu nhập bình quân cao hơn so với hộ gia đình có chủ hộ không được đi học là 189 nghìn đồng. Như vậy, tại khu vực nông thôn Việt Nam, việc được đi học có ý nghĩa quan trọng trong cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình. Sự khác biệt cụ thể hơn giữa những chủ hộ được đi học trong cải thiện thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam sẽ được xem xét thông qua hệ số hồi quy ở mô hình 2. Trong mô hình (2), hệ số hồi quy biến LOPCAO là 48.128 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy khi chủ hộ được học cao thêm 1 lớp sẽ cải thiện thu nhập của hộ gia đình là 48 nghìn đồng.
Kết quả thống kê của mô hình (3) cho thấy hệ số hồi quy biến DAIHOC có giá trị cao nhất trong các hệ số hồi quy đại diện cho giáo dục là 545.834 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này cho thấy những chủ hộ có bằng cấp là đại học sẽ có thu nhập hộ gia đình bình quân cao hơn 545 nghìn đồng so với những hộ gia đình còn lại. Tương tự với các biến CAODANG, THPT, THCS, TIEUHOC còn lại lần lượt là 395 nghìn đồng, 444 nghìn đồng, 333 nghìn đồng, và 224 nghìn đồng. Có thể thấy, bằng cấp càng cao mang lại thu nhập càng cao cho các hộ gia đình nông thôn tại Việt Nam. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước của Buchinsky (1994), Vu (2019), Trần Quang Tuyến & Vũ Văn Hưởng (2018), Tran & cộng sự (2018), Tran & cộng sự (2019), Trần Quang Tuyến & Vũ Văn Hưởng (2018). Với biến giả Đại học hệ số hồi quy cao hơn rất nhiều so với các biến giả ứng với các nhóm bằng cấp còn lại. Điều này góp phần khẳng định, bằng cấp tăng có tác dụng gia tăng thu nhập hộ gia đình, nhưng đạt được bằng cấp Đại học, cao đẳng thì thu nhập hộ gia đình nhận được tăng lên rất nhiều so với việc đạt được các bằng cấp khác. Giáo dục nói chung; trong đó, có giáo dục đại học đóng vai trò rất lớn trong gia tăng trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng các kỹ năng vào thực tiễn, khả năng lãnh đạo và kiểm soát rủi ro cho các chủ hộ gia đình nông thôn, từ đó góp phần cải thiện thu nhập cho hộ gia đình.
Bảng 3: Kết quả hồi quy OLS
Các biến Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3)
dantoc -80.686,75*** (-48,95)
tsnguoi 127.893,7*** (35,39)
channuoi 68.719,69*** (6,29)
dihoc 189.265,9*** (14,84) …………….
R2 0,5597 0,5814 0,5772
Số quan sát 15,110 15,110 15,110
***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. giá trị nằm trong dấu () là thống kê t.
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.
4.4. Kết quả hồi quy phân vị
Kết quả hồi quy mô hình (3) cho từng phân vị 0,1 – 0,25 – 0,5 – 0,75 – 0,9 được thể hiện trong Bảng 4. Các hệ số mô hình hồi quy phân vị có ý nghĩa thống kê 1% trên tất cả các phân vị, hàm ý rằng tình trạng hôn nhân, tuổi, giới tính, diện tích đất, quy mô hộ gia đình, dân tộc, có tham gia chăn nuôi, giáo dục đều ảnh hưởng và xu hướng tác động đồng nhất với nhau đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Tuy nhiên, mức độ tác động ở những phân vị khác nhau sẽ khác nhau.
Bảng 4: Kết quả hồi quy phân vị
Các biến Phân vị 10% Phân vị 25% Phân vị 50% Phân vị 75% Phân vị 90%
dantoc -34.250,41*** (-15,99)
tsnguoi 135.440,9*** (28,84)
channuoi 4.760,896
(0,34)
gioitinhchuho 656.869***
(41,53)
tuoi 1.927,101*** (3,82)
honnhan 626.043,7*** (29,75)
dientichdat 15,49887***
(10,32)
tieuhoc 117.636*** (6,51)
caodang 661.730*** (8,50)
daihoc 775.430,7*** (14,18)
thpt 356.458,7*** (14,18)
thcs 219.912,2*** (11,92)
Pseudo R2 0,2079 0,2686 0,3381 0,4184 0,4807
Số quan sát 15,110 15,110 15,110 15,110 15,110
***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%; giá trị nằm trong dấu () là thống kê t.
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.
Kết quả so sánh hệ số hồi quy phân vị thống nhất với kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS, tác động của biến giả bằng cấp giữa các mức phân vi theo nhóm thu nhập hộ gia đình cho thấy bằng cấp càng cao thì mức thu nhập bình quân hộ gia đình khu vực nông thôn được nhận càng lớn. Bên cạnh đó, ở nhóm những bằng cấp cao hơn (cao đẳng, đại học), phân vị càng cao thì hệ số hồi quy càng giảm; trong khi ở những nhóm bằng cấp thấp hơn (dưới trung học phổ thông), sự biến đổi theo phân vị không có xu hướng rõ ràng. Điều này cho thấy tác động của giáo dục có bằng cấp thấp đến chênh lệch thu nhập bình quân giữa các hộ gia đình có thu nhập cao có các bằng cấp này với nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp là không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, đối với nhóm hộ gia đình nông thôn có thu nhập thấp nhất (tương ứng với mức phân vị thấp là 10%) thì giáo dục có bằng cấp cao (cao đẳng, đại học) có tác động cải thiện thu nhập đáng kể hơn, hiệu quả hơn (600 – 700 nghìn đồng) so với những hộ gia đình có thu nhập cao (tương ứng với mức phân vị cao là 90%, chỉ 200-300 nghìn đồng).
5. Kết luận và hàm ý chính sách
Nghiên cứu đóng góp một số kết quả đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, kết quả ước lượng bằng hồi quy OLS cho thấy các hộ gia đình có chủ hộ được đi học sẽ mang lại thu nhập bình quân/đầu người cao hơn so với hộ gia đình có chủ hộ không được đi học là 189 nghìn đồng.
Trong những chủ hộ được đi học, khi chủ hộ được học cao thêm 1 lớp sẽ cải thiện thu nhập bình quân/đầu người của hộ gia đình là 48 nghìn đồng. Ngoài ra, hồi quy biến bằng cấp giáo dục cho thấy những chủ hộ có bằng cấp là đại học và cao đẳng sẽ có thu nhập của mỗi thành viên trong hộ gia đình bình quân cao hơn lần lượt là 545 nghìn đồng và 395 nghìn đồng so với những hộ gia đình còn lại.
Thứ hai, kết quả hồi quy phân vị ở các mức 0,1 – 0,25 – 0,5 – 0,75 – 0,9 cho thấy giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng, đại học) đem lại hiệu quả lớn hơn, quan trọng hơn cho những hộ gia đình nông thôn có thu nhập bình quân thấp so với những hộ có thu nhập bình quân cao. Có thể thấy, giáo dục đại học đóng vai trò rất lớn trong gia tăng trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng các kỹ năng vào thực tiễn, khả năng lãnh đạo và kiểm soát rủi ro cho các chủ hộ gia đình nông thôn, từ đó góp phần cải thiện thu nhập cho hộ gia đình.
Qua đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị trong giáo dục nhằm nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn như: đối với hộ gia đình nông thôn, cần nhận thấy tầm quan trọng của trình độ học vấn đối với mức thu nhập được nhận. Từ đó, có chiến lược và kế hoạch phù hợp để nâng cao trình độ học vấn cho bản thân. Tuy nhiên, giáo dục chỉ thực sự có ý nghĩa khi bằng cấp đó gắn liền với năng lực cá nhân và vận dụng hiệu quả những tri thức để cải tiến công việc. Nhà nước và các cấp quản lý cũng như những người sử dụng lao động cần đưa ra những cơ chế chính sách thông thoáng, thuận lợi, hỗ trợ tối đa để người dân nâng cao trình độ học vấn, qua đó nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập hộ gia đình.
Tài liệu tham khảo
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM. Vũ Văn Hùng Trường Đại học Thương mại Email: hungvvu@tmu.edu.vn Bài viết nhằm nghiên cứu tác động của giáo dục đối với thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) và hồi quy phân vị trên mẫu nghiên cứu gồm 15.110 hộ được lấy từ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo dục đóng vai trò quan trọng, góp phần cải thiện thu nhập hộ gia đình nông thôn cùng với các yếu tố khác như tình trạng hôn nhân, tuổi, giới tính, diện tích đất, quy mô hộ gia đình, dân tộc, có tham gia chăn nuôi. Trong đó, giáo dục đại học đóng vai trò rất lớn trong gia tăng trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng các kỹ năng vào thực tiễn, khả năng lãnh đạo và kiểm soát rủi ro cho các chủ hộ gia đình nông thôn, từ đó góp phần cải thiện thu nhập cho hộ gia đình. Ngoài ra, kết quả hồi quy phân vị ở các mức 0,1 – 0,25 – 0,5 – 0,75 – 0,9 cho thấy, giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng, đại học) đem lại hiệu quả lớn hơn, quan trọng hơn trong cải thiện thu nhập cho những hộ gia đình nông thôn có thu nhập bình quân thấp so với những hộ có thu nhập bình quân cao. Từ khóa: Giáo dục, hộ gia đình, thu nhập, hồi quy phân vị, nông thôn. The role of education in household income growth in Vietnam’s rural. Abstract: The study evaluated the impact of education on household income in rural areas of Vietnam through the use of the OLS regression and quantile regression on a sample of 15,110 households from the Vietnamese household standard of living survey 2018. The results show that education plays an important role in contributing to the improvement of rural household income, along with other factors such as marital status, age, gender, land area, household size, ethnicity, and participation in animal husbandry. Higher education plays an enormous role in growing knowledge, technical credentials, the opportunity to apply skills to action, leadership, and risk management to homeowners, thereby leading to household income growth. Moreover, quantile regression findings at 0.1-0.25-0.50-0.75-0.9 show greater productivity in higher education (college, university), which is more significant for the development of incomes in rural households with low average income compared to households with high average income. Keywords: Education, household income, income, quantile regression, rural. "/websinhvien.com/wp-content/uploads/2020/11/Mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập.jpg" Đường dẫn tĩnh: https://lamkinhte.com/kinh-te/anh-huong-cua-giao-duc-den-thu-nhap-cua-ho-gia-dinh-lamkinhte.html File PDF tài liệu tham khảo
Bài cùng danh mục:
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện
Phương pháp học tập cộng tác và Phương pháp học tập trải nghiệm
Lý thuyết cá nhân phương pháp luận và lý thuyết chọn lựa hợp lý
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021