Mối quan hệ của khu công nghiệp và quy mô lao động: (P.1)

Vai trò của khu công nghiệp đối với việc tăng quy mô lao động ngành công nghiệp?

Ngành công nghiệp, Khu công nghiệp, Quy mô lao động
Quy mô lao động. Ảnh minh họa
Chú thích (*) Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên điều chỉnh theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2019.

Từ khóa: Ngành công nghiệp, Khu công nghiệp, Quy mô lao động

1. Đặt vấn đề

Phát triển khu công nghiệp một măt góp phần tăng gia trị sản xuất công nghiệp, tăng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý, tạo công ăn việc làm cho người lao động; mặt khác sẽ làm tăng lực lượng lao động công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế cả nước, từng địa phương, bản thân từng doanh nghiệp. Đồng thời, phát triển khu công nghiệp còn góp phần xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động; hay nói cách khác, sự phát triển khu công nghiệp sẽ có tác động tới sự phát triển nhân lực của ngành công nghiệp.

Các nghiên cứu trước đây đã phân tích khá sâu mặt thứ nhất của việc phát triển khu công nghiệp, tuy nhiên mặt thứ hai chưa được chú ý một cách đầy đủ, và thậm chí là chưa được chú ý. Chính vì thế, bài viết này đề cập đến mặt thứ hai trong việc phát triển khu công nghiệp, tức phát triển khu công nghiệp tác động đến sự biến đổi nhân lực ngành công nghiệp.

Do tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp có phạm vi rộng, bao gồm cả những tác động làm thay đổi quy mô, cơ cấu và phẩm chất năng lực, tác phong công nghiệp của lực lượng lao động ngành công nghiệp; nên trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ phân tích tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển quy mô, số lượng nhân lực ngành công nghiệp.

Dựa trên các lý thuyết kinh tế về tổ chức phát triển công nghiệp (Đan Đức Hiệp, 2012; Đinh Hữu Quí, 2005; Nguyễn Chơn Trung & Trương Giang Long, 2004; Võ Thanh Thu, 2006; Vũ Thành Hưởng, 2010), lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực (Vũ Thị Hà, 2016; Nguyễn Bình Đức, 2012; Nguyễn Thanh Vũ, Hồ Tiến Dũng, 2012; Phạm Hải Hưng, 2013; Phạm Thị Vân Anh, 2015; Phan Tuấn Anh, 2015) và số liệu thứ cấp của Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng và tài liệu điều tra khảo sát 104 cán bộ quản lý nhà nước, 102 cán bộ quản lý doanh nghiệp và 356 người lao động tại 100 doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp thành phố Hải Phòng, bài viết này tập trung làm rõ vai trò của khu công nghiệp đối với việc tăng quy mô lao động ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố trong những năm 2015-2019 và nêu lên một số vấn đề cần giải quyết đến năm 2025.

2. Thực trạng vai trò của khu công nghiệp đối với biến đổi quy mô nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.1. Sự biến đổi quy mô lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là một trong hai thành phố có sự phát triển khu công nghiêp, khu công xưởng sớm nhất ở nước ta. Từ khi khu kinh tế Đình Vũ − Cát Hải được thành lập theo Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2008), thì các khu công nghiệp ở thành phố này phát triển ngày càng mạn mẽ. Đến năm

2018, thành phố có 9 dự án khu công nghiệp và khu chức năng đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bao gồm: Khu công nghiệp Đình Vũ, khu công nghiệp MP Đình Vũ, khu công nghiệp Tràng Duệ, khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 1), khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 2), khu công nghiệp và dịch vụ Hàng Hải, khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát, khu công nghiệp cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Đến tháng 5 năm 2018, khu kinh tế Đình Vũ − Cát Hải đã thu hút được 152 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 10,468 tỷ Đô la Mỹ (USD) và 105 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư đăng ký 90.675 tỷ đồng. Ngoài khu kinh tế Đình Vũ − Cát Hải, có 4 khu công nghiệp bao gồm: Khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp Đồ Sơn, khu công nghiệp Nam Cầu Kiền và khu công nghiệp An Dương. Hiện nay, các khu công nghiệp ngoài khu kinh tế Đình Vũ − Cát Hải đã thu hút được 110 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 1,846 tỷ USD và 22 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư đăng ký 6.665 tỷ đồng (Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân thành phố, 2018).

Sự phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp như trên đã làm cho lực lượng lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp thay đổi, và tác động đến sự thay đổi quy mô lao động công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Cụ thể như sau:

Bảng 1: Quy mô lao động và tốc độ tăng quy mô lao động của các khu công nghiệp Hải Phòng 2015-2018

Năm Tổng số Tổng số lao động

Tốc độ tăng %

2008 24.391 100,00
2015 47.685 212,01
2016 75.984 159,34
2017 97.926 128,87
2018 120.320 122,86
2019 141.868 117,90

Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng (2019).

Bảng 2: Tình hình dãn thải và thu hút lao động bổ sung của các khu kinh tế, khu công nghiệp Hải Phòng

Thứ nhất, về thu hút lao động vào làm việc trong khu kinh tế, khu công nghiệp: Các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thu hút một lực lượng lao động Việt Nam rất lớn. Nếu như năm

2008 số lao động làm việc trong khu công nghiệp của thành phố là 24.391 người, thì năm 2015 là 47.685 người (tăng 212,01% so với năm 2008), năm 2016 là 75.984 người (tăng 143,74% so với năm 2015), năm 2017 là 97.926 người (tăng 128,87% so với năm 2016), năm 2018 là 120.320 người (tăng 122, 86% so với năm 2017), và năm 2019 là 141.868 người, tăng so với 2017 là 117.90% (xem Bảng 1).

Thứ hai, về tốc độ tăng lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp: Bảng 1 cho thấy tốc độ tăng lao động Việt Nam làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp thành phố Hải Phòng hàng năm ngày càng tăng. Năm 2015 tăng 212,01% so với năm 2008 (bình quân mỗi năm tăng khoảng 30%), năm 2016 tăng 59,34% so năm 2015, năm 2017 tăng 28,87% so năm 2016, năm 2018 tăng 22,86% so năm 2017 và năm 2019 tăng 17,90% so với năm 2018. Điều này cho thấy mặc dù tốc độ tăng những năm 2017-2019 không cao như những năm 2015, 2016, nhưng hàng năm nhu cầu lao động vào làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp vẫn tăng lên.

Thứ ba, về tình hình giãn thải và thu hút lao động bổ sung: Sự biến đổi về quy mô lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp chịu tác động lớn đến việc dãn thải và thu hút lao động bổ sung trong năm. Thực tế phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp cũng cho thấy tình trạng dãn thải (giảm) và thu hút lao động bổ sung diễn ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng khá mạnh, những năm gần đây chiếm tỷ lệ khoảng 20% đến 34% (Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, 2019).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dãn thải lao động, cụ thể như do người hết tuổi lao động về nghỉ hưu, người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động vi phạm kỷ luật lao động buộc thôi việc và cũng có trường hợp thoả thuận giữa công ty, doanh nghiệp với người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động,…

Trước tình trạng đó, để đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động, các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp cũng có kế hoạch tuyển dụng thay thế. Cụ thể, năm 2016 số lao động bị dãn thải là 14.279 người chiếm tỷ lệ 18,97% số lao động có trong kỳ, các khu kinh tế, khu công nghiệp dự kiến tuyển dụng 17.906 người, chiếm 23,56% số lao động của năm 2016 để thay thế. Năm 2017 số giảm là 14.566 người chiếm 14,87%, thì dự kiến tuyển bổ sung thay thế là 29.709 người, hay chiếm 30,34%; năm 2018 số lao động giảm là 41.339 người, chiếm tỷ lệ 34,35% thì số dự kiến tuyển thay thế là 45.809 người chiếm tỷ lệ 38,07%. Nhờ đó, quy mô lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp luôn được giữ vững và không ngừng tăng (xem Bảng 2).

2.2. Những đóng góp của khu công nghiệp cho sự phát triển đội ngũ lao động ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố

Việc thu hút lao động vào làm việc trong khu công nghiệp góp phần tăng vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển quy mô lao động xã hội cũng như quy mô đội ngũ lao động ngành công nghiệp.

Theo Niên giám Thống kê Hải Phòng (Cục thống kê Hải Phòng, 2018), số lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ của thành phố Hải Phòng năm 2015 là 371.524 lao động, năm 2016 là 423.984 lao động, năm 2017 là 443.427 lao động. Trong thời kỳ này, lao động làm việc trong ngành công nghiệp toàn thành phố tương ứng các năm 2015 là 228.411 lao động, năm 2016 là 259.450 lao động, năm 2017 là 280.121 lao động; còn lao động làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố tương ứng năm 2015 là 47.685 lao động, năm 2016 là 75.984 lao động, năm 2017 là 97.926 lao động và năm 2018 là 120.320 lao động. Từ đó cho thấy sự đóng góp của khu công nghiệp đối với quy mô lao động xã hội của toàn thành phố và quy mô lao động ngành công nghiệp thành phố ngày càng tăng. Cụ thể như số liệu của Bảng 3.

Bảng 3: Tỷ lệ lao động khu kinh tế, khu công nghiệp so với lao động của doanh nghiệp các ngành thành phố và ngành công nghiệp

 

 

Bảng 3 cho thấy khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã đóng góp tích cực vào quy mô lao động xã hội, vào lực lượng lao động ngành công nghiệp và tốc độ tăng trưởng lao động ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Thứ nhất, về đóng góp vào quy mô lao động xã hội và lực lượng lao động ngành công nghiệp: Sự phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn đã góp phần tích cực vào sự thay đổi quy mô lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng lao động ngành công nghiệp. Năm 2015, khu công nghiệp đã đóng góp 14,22% lực lượng lao động thành phố và 23,14% lực lượng lao động ngành công nghiệp thành phố. Năm 2016, các con số này là 17,92% và 29,28%, năm 2017 là 22,08% và 39,96% .

Thứ hai, về đóng góp vào tốc độ tăng trưởng lao động: Tốc độ tăng của lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp Hải Phòng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động xã hội toàn thành phố nói chung và tốc độ tăng trưởng lao động ngành công nghiêp nói riêng. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng lao động khu kinh tế, khu công nghiệp Hải Phòng cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động toàn xã hội là 29,62% và cao hơn tốc độ tăng trường lao động ngành công nghiệp là 30,15%, năm 2017 với các số tương ứng là 24,29% và 20,9%.

Còn tiếp:

Mối quan hệ của khu công nghiệp và quy mô lao động trong ngành công nghiệp (P.2)

(*) VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI VIỆC TĂNG QUY MÔ LAO ĐỘNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ
Mai Ngọc Cường, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Phạm Minh Lộc, Email: phamminhloc@yahoo.com
Từ khoá: Ngành công nghiệp, khu công nghiệp, quy mô lao động, thành phố Hải Phòng.
The role of industrial areas in increasing the labor scale of industry in Hai Phong city: Current situations and problems
Keywords: Industry, industrial area, labor scale, Hai Phong.

File tài liệu PDF: Tại đây

 

4.9/5 - (12 bình chọn)
[post_danhmuc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *