Bài viết Phát triển kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam hiện nay

Bài viết Phát triển kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam hiện nay

Bài viết Phát triển kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam hiện nay
Phát triển kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam (Ảnh minh họa)

Từ khóa: Doanh nghiệp nữ, Doanh nhân nữ, Phát triển kinh doanhPhụ nữ Việt Nam, Thị trường dịch vụ

Bài viết đánh giá sự phát triển của các doanh nhân nữ và các doanh nghiệp do nữ làm chủ tại Việt Nam. Nghiên cứu xác định những khó khăn và các cơ hội đối với nữ và nam doanh nhân cũng như nhu cầu của họ trong dịch vụ phát triển kinh doanh và đại diện từ các hiệp hội doanh nghiệp.

Nghiên cứu này là kết quả của sự hợp tác giữa Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Trong những năm qua, đã có một số nghiên cứu về sự phát triển của doanh nhân nữ, phần lớn nhấn mạnh vào những vướng mắc trong kinh doanh. Tuy nhiên, rất khó tìm được các dữ liệu về những trở ngại về giới mà phụ nữ phải đối mặt so với nam trong kinh doanh. Ở tầm vĩ mô hầu như không có các chỉ số về sự đóng góp của phụ nữ và các doanh nghiệp do nữ làm chủ. Ở tầm vi mô, sự thiếu hụt các phân tích về giới đã khiến các tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khó có thể thiết kế ra các chương trình thích hợp để tháo gỡ những vấn đề này. Những thiếu hụt này trở nên rõ rệt khi Việt Nam chuẩn bị ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bình đẳng Giới.

Báo cáo bao gồm phần nghiên cứu các tư liệu thứ cấp, bước tiếp theo là phỏng vấn 140 doanh nhân (90 nữ và 50 nam) tại thành thị và nông thôn, 12 buổi thảo luận nhóm tập trung (FGD) tại 4 tỉnh, phỏng vấn 20 tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh và Hiệp hội doanh nghiệp (HHDN). Các doanh nghiệp được phỏng vấn đại diện cho các DNNVV và các hộ kinh doanh gia đình tại nông thôn và thành thị tại 4 tỉnh, tuy nhiên vì số lượng hộ kinh doanh gia đình khá cao nên số lượng hộ kinh doanh được lựa chọn phỏng vấn chưa thực sự đại diện cho loại hình kinh doanh này.

Trong thời gian qua đã có hàng loạt các văn bản pháp lý ra đời quan tâm đến vấn đề phát triển kinh; doanh của Phụ nữ như Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua vào ngày 21 tháng 11 năm 2006Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc Thực hiện Luật Bình đẳng giới; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo” (CPRGS) 2002 cũng như “Nghị định Số 90/2001/ND-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về chính sách trợ giúp phát triển các DNNVV”; Nghị quyết 11-NQ/TW của Ban Chính trị của Đảng Cộng sản đươc ban hành ngày 27/4/2007 đã nêu rõ nhiệm vụ “đẩy mạnh các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ” và kêu gọi đưa ra các chính sách ưu tiên hỗ trợ phụ nữ trong việc phát triển các DNNVV.

Một số phát hiện từ nghiên cứu:

Ở Việt Nam mặc dù không có sự khác biệt lớn giữa DN Nam và DN Nữ về phương thức quản lý và phát triển kinh doanh, song định hướng kiếm sống ở các doanh nhân nữ vẫn tồn tại mạnh hơn so với các doanh nhân Nam. Vẫn còn tồn tại một số định kiến đối với doanh nhân nữ ở khu vực nông thôn.

Khi xem xét về sự khác biệt trong những trở ngại trong kinh doanh đối với DN nữ và DN nam thì tỷ lệ phụ nữ nhận thức được sụ khác biệt này chiếm 65%, trong khi đó có đến 75% DN Nam được hỏi nhận thấy điều này.
Cơ hội tiếp cận thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD) ở Việt Nam như nhau đối với nam và nữ doanh nhân. Tuy nhiên có một khoảng cách khá xa giữa nhận thức về nhu cầu và thực tế khi nhận dịch vụ. Trong số các doanh nghiệp đã nhận dịch vụ thì tỷ lệ trả phí của doanh nghiệp do nam làm chủ cao hơn so với của doanh nghiệp do tỉnh, tuy nhiên vì số lượng hộ kinh doanh gia đình khá cao nên số lượng hộ kinh doanh được lựa chọn phỏng vấn chưa thực sự đại diện cho loại hình kinh doanh này.

Trong thời gian qua đã có hàng loạt các văn bản pháp lý ra đời quan tâm đến vấn đề phát triển kinh; doanh của Phụ nữ như Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua vào ngày 21 tháng 11 năm 2006Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc Thực hiện Luật Bình đẳng giới; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo” (CPRGS) 2002 cũng như “Nghị định Số 90/2001/ND-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về chính sách trợ giúp phát triển các DNNVV”; Nghị quyết 11-NQ/TW của Ban Chính trị của Đảng Cộng sản đươc ban hành ngày 27/4/2007 đã nêu rõ nhiệm vụ “đẩy mạnh các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ” và kêu gọi đưa ra các chính sách ưu tiên hỗ trợ phụ nữ trong việc phát triển các DNNVV.

Một số phát hiện từ nghiên cứu:

Ở Việt Nam mặc dù không có sự khác biệt lớn giữa DN Nam và DN Nữ về phương thức quản lý và phát triển kinh doanh, song định hướng kiếm sống ở các doanh nhân nữ vẫn tồn tại mạnh hơn so với các doanh nhân Nam. Vẫn còn tồn tại một số định kiến đối với doanh nhân nữ ở khu vực nông thôn.

Khi xem xét về sự khác biệt trong những trở ngại trong kinh doanh đối với DN nữ và DN nam thì tỷ lệ phụ nữ nhận thức được sụ khác biệt này chiếm 65%, trong khi đó có đến 75% DN Nam được hỏi nhận thấy điều này.

Cơ hội tiếp cận thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD) ở Việt Nam như nhau đối với nam và nữ doanh nhân. Tuy nhiên có một khoảng cách khá xa giữa nhận thức về nhu cầu và thực tế khi nhận dịch vụ. Trong số các doanh nghiệp đã nhận dịch vụ thì tỷ lệ trả phí của doanh nghiệp do nam làm chủ cao hơn so với của doanh nghiệp do nữ làm chủ. Mức độ thỏa mãn với dịch vụ của Nam doanh nhân xấp xỉ như của Nữ doanh nhân.

Mặc dù cơ hội tiếp cận DVPTKD của nam và nữ doanh nhân ngang nhau, vẫn có sự khác biệt trong lựa chọn nhà cung cấp DVPTKD và đánh giá của họ về các loại hình DVPTKD cụ thể, đặc biệt là trong việc lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ.
Các doanh nhân muốn tham gia đào tạo và các chương trình trong các nhóm hỗn hợp (cho cả nam lẫn nữ )

Chỉ có gần một nửa những nhà cung cấp DVPTKD (47%) có nói đến sự khác biệt giữa khách hàng nam và nữ trong loại hình dịch vụ. Tuy nhiên vấn đề qui mô nhỏ của thị trường DVPTKD đối với nhóm khách hàng mục tiêu là DN có thể không đủ để khuyến khích họ dành cho phụ nữ bất kỳ sự lưu tâm nào.
Các doanh nhân ở các tỉnh / khu vực nông thôn không tham gia nhiều vào các hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp. Các doanh nhân nữ có vẻ thoả mãn với các câu lạc bộ hoặc các hiệp hội doanh nghiệp.
Xét sự hữu ích của các DVPTKD được các HHDN/CLB DN cung cấp thì phụ nữ chú trọng đến thông tin về các vấn đề chính trị và pháp luật, và các khoá đào tạo quản lý và lãnh đạo, trong khi nam giới quan tâm hơn đến vấn đề đại diện và bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cũng như là thông tin thị trường.

Các kiến nghị rút ra từ nghiên cứu tập trung vào việc (1) xây dựng năng lực cho các CLB doanh nhân nữ và các HHDN để nâng cao chuyên môn cho họ trong cung cấp DVPTKD; (2) phát triển các loại hình dịch vụ thích hợp hơn đối với nữ doanh nhân đảm bảo rằng các HHDN đại diện cho nam và nữ doanh nhân ngang bằng nhau; (3) VWEC nên tiếp tục và thúc đẩy các hoạt động quảng bá xã hội cho các doanh nhân nữ. “Bình Đẳng Giới Kinh tế nhậy bén” có thể được lấy làm khẩu hiệu cho các chương trình quảng bá xã hội (4) Vấn đề bình đẳng giới cần được đưa vào các chương trình phục vụ doanh nghiệp của các HHDN, các tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh và các NGO. Các dịch vụ cần được thiết kế đơn giản, động viên doanh nhân nữ và nâng cao tự tin.

Bối cảnh chung – Phát triển Kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam

I Giới thiệu

I.1 Bối cảnh chung

Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Họ tham gia vào hoạt động doanh nghiệp ở mọi mức độ và đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, phụ nữ Việt Nam ngày càng tích cực trên tất cả các lĩnh vực mà trước đây thường chỉ có nam giới chiếm lĩnh. Họ cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. Đến 31 tháng 12 năm 2005 ước tính số doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm có khoảng 24% trong tổng số 113.352 doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước. Trong số 3 triệu hộ kinh doanh gia đình có 27% do nữ làm chủ1.
Trong khi phụ nữ có khả năng phát triển và tiến hành kinh doanh thành đạt, họ vẫn gặp những vướng mắc về vấn đề giá trị về giới, qui phạm và khuôn mẫu trong môi trường kinh doanh. Bên cạnh những vướng mắc chung mà doanh nhân Việt Nam thường gặp, phụ nữ đối mặt với những khó khăn khác do chức năng sinh đẻ con cái, hạn chế về sức khoẻ. Phụ nữ khi làm kinh doanh phải chịu trách nhiệm phát triển doanh nghiệp và cũng vẫn chịu trách nhiệm về hầu hết công việc gia đình như nấu ăn, rửa dọn, giữ sạch nhà cửa và chăm sóc con cái cùng các thành viên khác trong nhà. Họ có ít thời gian giành cho công việc và ít cơ động. Phụ nữ còn phải chịu những rào cản về xã hội và văn hoá. Quan niệm chung xưa nay vẫn cho rằng nhiệm vụ chính của phụ nữ là làm người vợ và người mẹ mẫu mực. Phụ nữ cũng thường bị cho là có tính cách yếu đuối, thụ động, bất hợp lý và không thông minh….

1 Ước tính từ số liệu của TCTK năm 2000. Tỉ lệ phụ nữ lm chủ DN chiếm khoảng 25% tổng số DN đang hoạt động
2 Xem ví dụ: Nữ chủ doanh nghiệp ở Việt Nam: điều tra quốc gia. MPDF v IFC, 2006

Trong những năm qua, đã có một số nghiên cứu về sự phát triển của doanh nhân nữ, phần lớn nhấn mạnh vào những vướng mắc trong kinh doanh2. Tuy nhiên, rất khó tìm được các dữ liệu về những trở ngại về giới mà phụ nữ phải đối mặt so với nam trong kinh doanh. Ở tầm vĩ mô hầu như không có các chỉ số về sự đóng góp của phụ nữ và các doanh nghiệp do nữ làm chủ. Ở tầm vi mô, sự thiếu hụt các phân tích về giới đã khiến các tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khó có thể thiết kế ra các chương trình thích hợp để tháo gỡ những vấn đề này. Những thiếu hụt này trở nên rõ rệt khi Việt Nam chuẩn bị ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bình đẳng Giới. Nhiều cuộc thảo luận đã được tiến hành nhưng thực sự khó đưa ra kết luận do thiếu nhiều dữ liệu và bằng chứng khoa học.
Trong bối cảnh đó, Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tiến hành những phân tích dưới góc độ Giới về vai trò, những khó khăn vướng mắc, các cơ hội và sự phát triển của các nữ doanh nhân Việt Nam. Nghiên cứu này có mục tiêu giới thiệu những thông tin về phát triển công việc kinh doanh của doanh nhân Nữ ở Việt Nam và tạo điều kiện cho các tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD) , các tổ chức hỗ trợ để thiết kế và thực hiện các chính sách cũng như các chương trình hiệu quả hơn, nhằm giúp đỡ phát triển doanh nghiệp do nữ làm chủ ở các vùng nông thôn, thành thị.

Mục tiêu:
Đánh giá vai trò và đóng góp của phụ nữ và nam giới trong kinh doanh tại Việt Nam
Xác định những vướng mắc và các cơ hội hiện nay doanh nhân nam và nữ đang đối mặt cũng như nhu cầu và tiềm năng của họ trong phát triển doanh nghiệp.
Phân tích những khó khăn trong kinh doanh mà doanh nhân nữ đang phải đương đầu so với doanh nhân nam, đặc biệt chú trọng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ đối với các tổ chức cung cấp DVPTKD
Thể hiện các cơ hội và giải pháp, đưa ra kiến nghị để giúp đỡ phụ nữ có thể hoà nhập dễ dàng hơn vào quá trình phát triển kinh doanh địa phương, quốc gia và toàn cầu. Thiết kế các chương trình hỗ trợ thích hợp cho các doanh nhân nữ trong khuôn khổ thực hiện Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chiến lược xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam

I.1 Các câu hỏi chủ yếu trong điều tra

Các câu hỏi cho doanh nhân:

  1. Phụ nữ và nam giới kinh doanh ở quy mô nhỏ có những nhu cầu và quan điểm khác nhau như thế nào đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh và hiệp hội doanh nghiệp?
  2. Nam và nữ doanh nhân kinh doanh ở qui mô nhỏ có cơ hội tiếp cận các tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh và các hiệp hội doanh nghiệp phù hợp không?
  3. Các phụ nữ kinh doanh ở quy mô nhỏ theo định hướng kiếm sống (LOE) và nữ doanh nhân kinh doanh ở quy mô nhỏ và vừa theo định hướng phát triển/tăng trưởng (GOE) có những nhu cầu và quan điểm khác nhau như thế nào đối với Dịch vụ phát triển kinh doanh và hiệp hội doanh nghiệp?
  4. Các doanh nhân kinh doanh theo định hướng kiếm sống và theo định hướng phát triển có tiếp cận Dịch vụ phát triển kinh doanh và hiệp hội doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của họ không?

Câu hỏi điều tra chính cho những tổ chức cung cấp Dịch vụ phát triển kinh doanh và hiệp hội doanh nghiệp :

  1. Năng lực, mức độ chú trọng, quan tâm của hiệp hội, nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh đến các nhu cầu cụ thể và chiến lược của các doanh nhân nữ.
  2. Những biện pháp nào cần thực hiện để hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ DVPTKD và hiệp hội doanh nghiệp để các tổ chức này có thể đáp ứng được các nhu cầu của doanh nhân nữ.

I.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa vào việc tổng hợp các dữ liệu thứ cấp và các dữ liệu sơ cấp thu thập qua quá trình điều tra doanh nghiệp và các bên liên quan, cụ thể là

  1. Tổng hợp các dữ liệu thứ cấp bao gồm:
  • Các tài liệu đã có (các nghiên cứu liên quan và báo cáo của các tổ chức nghiên cứu và phát triển như Hội Phụ nữ Việt Nam, VCCI, ILO, Chương trình phát triển kinh tế tư nhân Mêkông (MPDF); Ngân hàng Thế giới ( WB); Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) v
  • Các số liệu thứ cấp từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam phân tích vai trò và sự đóng góp của doanh nhân nữ đối với nền kinh tế Việt Nam, theo đề nghị của nhóm nghiên cứu
  1. Thu thập các dữ liệu sơ cấp trên cơ sở tiến hành điều tra phỏng vấn và tổ chức thảo luận nhóm, bao gồm :
  • Phỏng vấn 140 doanh nhân thuộc cả hai giới tính (90 nữ và 50 nam) tại thành thị và nông thôn tại 4 tỉnh;
  • Thảo luận nhóm tập trung (FGD) tại 4 tỉnh với các doanh nhân nam, nữ và các thành viên của các Hiệp hội doanh nghiệp (tổng cộng là 12 nhóm); Mỗi tỉnh tổ chức 3 nhóm: 1 nhóm phụ nữ, 1 nhóm nam giới, 1 nhóm hội viên của một hiệp hội/câu lạc bộ.
  • Phỏng vấn 20 tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh và HHDN tại 4 tỉnh.

Kết quả phỏng vấn được phân tích, và bản báo cáo được nhóm nghiên cứu của VWEC thực hiện với sự trợ giúp của ILO.

Các tỉnh tiến hành khảo sát là: Hà Nội, Thái Bình (miền Bắc), Quảng Ngãi (miền Trung), và Cần Thơ (miền Nam)

Công tác chọn mẫu phỏng vấn dựa trên cơ sở dữ liệu của VCCI về doanh nhân nữ và dữ liệu về các câu lạc bộ nữ doanh nhân. Chỉ có 38% các hộ kinh doanh gia đình có đăng kí, vì vậy việc chọn mẫu điều tra không dựa trên phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn mà có một phần dựa vào các quan hệ ( Phương pháp quả bóng tuyết) .

Bảng 1a và1b cho thấy, khoảng 2/3 các doanh nhân được phỏng vấn đang hoạt động ở thành thị và 1/3 ở nông thôn. Tại cả hai khu vực này đều có đại diện của các doanh nghiệp lớn, vừa, một số doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ.

Bảng 1a: Theo giới tính

Hanoi Thai Binh Quang Ngai Can Tho Total
Male Female Male Female Male Female Male Female
Urban 14 20 9 1 5 13 14 23 99
Rural 1 5 1 19 5 7 1 2 41
Total 15 25 10 20 10 20 15 25 140
Nam N
Urban 42 (84%) 57 (63%)
Rural 8 (16%) 33 (37%)
Total 50 (100%) 90 (100%)

Bảng 1b: Phân bổ mẫu phỏng vấn theo giới tính và khu vực nông thôn thành thị

I.3 Thông tin chung của các Doanh nghiệp được phỏng vấn

Biểu đồ 1 và 2 chỉ ra những nét chung của các doanh nhân được phỏng vấn dựa trên tư cách pháp nhân và hàng hóa dịch vụ của họ. Một nửa số doanh nghiệp được phỏng vấn là hộ kinh doanh gia đình, và số còn lại là các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, Cty cổ phần và các hợp tác xã. Ngành nghề chính của các doanh nghiệp được phỏng vấn là sản xuất, thương mại và dịch vụ.

Bài viết Phát triển kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam hiện nay

1.5 Hạn chế của nghiên cứu. Do khuôn khổ về thời gian và nguồn lực cũng như đối tượng nghiên cứu tương đối rộng nên nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế do khách quan mang lại. Khi xem xét những kết luận rút ra từ nghiên cứu này, độc giả cần lưu ý những điểm sau để có phương pháp vận dụng phù hợp :

  • Cần lưu ý rằng tất cả những người được phỏng vấn hoặc là chủ doanh nghiệp , hộ kinh doanh cá thể hoặc là thành viên của các Hiệp hội doanh nghiệp hoặc của một mạng lưới kinh doanh. Mẫu phỏng vẫn không bao gồm các phụ nữ tự tạo việc làm làm chủ hay chỉ đơn thuần là chủ hộ gia đình.
  • Do phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên hoàn toàn, và số lượng mẫu không lớn nên tính đại diện có những hạn chế nhat định. Các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp nhà nước không nằm trong đối tượng chọn mẫu của nghiên cứu này.

Một số khái niệm mới du nhập với nhiều tham số định tính (ví dụ : GOE và LOE) buộc nhóm nghiên phải dùng các chỉ tiêu gián tiếp, do vậy các kết luận liên quan đến những chỉ tiêu này sẽ chỉ mang tính định hướng là chủ yếu.

==================
Báo cáo “Phát triển kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam” lần đầu tiên đươc thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) trực thuộc- Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VWEC) với sự hỗ trợ hết sức quý báu của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO). Báo cáo này được nhóm nghiên cứu thực hiện dưới sự dẫn dắt của TS. Phạm Thị Thu Hằng. 

Kinh te Phu nu

(Còn tiếp…)

Phần tiếp theo:

II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *