Ảnh hưởng của lạm phát xu thế tới chi phí phúc lợi của cú sốc chính sách tiền tệ và tài khóa
Ảnh hưởng của lạm phát xu thế tới chi phí phúc lợi của cú sốc chính sách tiền tệ và tài khóa.
Đánh giá Chi phí phúc lợi của lạm phát xu hướng thay đổi
Đánh giá Chi phí phúc lợi của cú sốc chi tiêu tài khóa
Kết luận
Nghiên cứu này tiến hành tính toán chi phí phúc lợi của việc thay đổi lạm phát xu hướng bằng cách phát triển một mô hình Keynesian mới với thiết lập mức giá Calvo. Cụ thể, phân bổ sản lượng giữa các doanh nghiệp sản xuất và phân bổ lao động giữa các hộ gia đình bị biến dạng đồng thời do lạm phát xu hướng thay đổi. Chúng tôi đã chỉ ra rằng hậu quả của lạm phát xu hướng thay đổi là tương đối nghiêm trọng, đặc biệt là khi Ngân hàng Trung ương thiết lập một tỷ lệ lạm phát mục tiêu cao. Lạm phát xu hướng thay đổi tác động trực tiếp tới nền kinh tế bằng việc gây ra những chi phí phúc lợi và những biến động của chu kỳ kinh doanh. Lạm phát xu hướng thay đổi cũng tác động gián tiếp tới nền kinh tế thông qua việc làm gia tăng chi phí phúc lợi và biến động chu kỳ kinh doanh của cú sốc tiền tệ và cú sốc tài khóa. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận rằng việc sử dụng ngân sách cho các mục đích khác nhau cũng sẽ đem lại các kết quả khác nhau. Trong khi việc sử dụng ngân sách cho đầu tư phát triển không dẫn tới các hậu quả nặng nề, sử dụng ngân sách cho chi thường xuyên lại đem lại các kết cục nghiêm trọng. Đặc biệt, sự gia tăng của lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Trung ương làm hậu quả này trở nên nghiêm trọng hơn.
5.2. Hàm ý chính sách
Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả các nhà hoạch định chính sách và nhà kinh tế. Trước tiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng một đề xuất liên quan tới việc gia tăng tỷ lệ lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Trung ương không phải là biện pháp chính sách phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Khi phải thay đổi, chính phủ cần có lộ trình rõ ràng và cần thông báo trước cho người dân một khoảng thời gian trước khi điều chỉnh. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất rằng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của mình, Ngân hàng Trung ương cần cam kết ổn định tỷ lệ lạm phát mục tiêu. Điều này có thể giúp chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả, đồng thời hạn chế được những biến động vĩ mô có thể xảy ra. Cuối cùng, chúng tôi cũng đề xuất rằng việc sử dụng ngân sách cần hợp lý hơn theo định hướng chi tiêu nhiều hơn cho đầu tư phát triển và giảm bớt các khoản chi thường xuyên để đem lại các tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Khi mà chi tiêu thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách chi tiêu chính phủ, một cam kết ổn định tỷ lệ lạm phát mục tiêu là rất quan trọng.
ĐO LƯỜNG CHI PHÍ PHÚC LỢI CỦA LẠM PHÁT XU HƯỚNG THAY ĐỔI TẠI VIỆT NAM
Tóm tắt: Nghiên cứu này xây dựng mô hình New Keynesian với đặc tính mô tả hợp đồng giá cứng nhắc để đo lường chi phí phúc lợi của lạm phát xu hướng thay đổi. Bằng việc sử dụng phương pháp mô phỏng thời điểm (SMM) với dữ liệu tại Việt nam trong giai đoạn 1996Q1-2015Q4, chúng tôi ước lượng các tham số mô phỏng đặc tính của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy lạm phát xu hướng thay đổi tác động trực tiếp tới nền kinh tế bằng việc gây ra những chi phí phúc lợi và những biến động của chu kỳ kinh doanh, và gián tiếp tới nền kinh tế thông qua việc làm gia tăng những biến động gây ra bởi của cú sốc chính sách tiền tệ và cú sốc chi tiêu tài khóa. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận rằng việc sử dụng ngân sách cho đầu tư phát triển không gây ra những hậu quả đáng kể, trong khi sử dụng ngân sách cho chi thường xuyên lại đem lại các kết cục nghiêm trọng, đặc biệt khi nền kinh tế có lạm phát mục tiêu cao.
Từ khóa: Lạm phát xu hướng thay đổi, phương pháp mô phỏng thời điểm (SMM), chi phí phúc lợi, Việt Nam
Quantifying welfare consequences of shifting trend inflation in Vietnam
Abstract: This paper develops the New-Keynesian model featuring staggered price contracts to quantify welfare costs of shifting trend inflation. By using the Simulated Method of Moment (SMM) for Vietnamese data during (1996Q1-2015Q4), we estimate parameters to characterize Vietnam’s economy. The results report the severe welfare consequences of shifting trend inflation in Vietnam. Shifting trend inflation directly affects the economy by creating welfare costs and dynamics of business cycles. It also indirectly influences the economy by signifying adverse effects of the monetary and fiscal shocks. Furthermore, using the government budget for different purposes leads to distinct consequences. While using this budget for capital spending brings about the modest costs, those for recurrent spending produces severe consequences, especially in the high-trend-inflation economy. Keywords: Shifting trend inflation, Simulated Method of Moment, welfare Consequences, Vietnam..
Xem Tài liệu file PDF miễn phí tại đây
Bài cùng danh mục:
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021