CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
II.1 Khái niệm về Doanh nghiệp do nữ làm chủ và nữ doanh nhân
VCCI xác định hội viên của Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam là các doanh nghiệp hội viên do phụ nữ làm chủ hoặc quản lý- hay có thể gọi đó là Các Doanh nghiệp do Nữ quản lý. Những người phụ nữ sở gọi đó là Các Doanh nghiệp do Nữ quản lý. Những người phụ nữ sở hữu hay điều hành công ty được gọi là “Doanh nhân Nữ” (FE). Nói cách khác, Doanh nghiệp do nữ điều hành (WLB) chỉ các thực thể kinh doanh trong khi FE chỉ các thực thể cá nhân. Định nghĩa về WLB và FE không được nhầm lẫn với định nghĩa về các doanh nghiệp có thuê nhiều công nhân nữ đã đôi lúc xuất hiện trong các tài liệu về chính sách phát triển ở Việt Nam.
II.2. Các số liệu thống kê về giới
Theo “Thống kê về Giới ở Việt Nam trong thời gian đầu thế kỷ 21” trong các lĩnh vực lao động và tuyển dụng, phụ nữ ở Việt Nam năng động về mặt kinh tế, đặc biệt là ở các vùng núi phía bắc và cao nguyên miền trung. Tỉ lệ phần trăm các phụ nữ năng động về kinh tế rất cao, đạt tới 69% so với 76% ở nam giới. Tỉ lệ thất nghiệp của phụ nữ cao hơn nam giới (6.9% và 4.4% tương đương vào năm 2003). Tính trung bình vào năm 2004, mức lương của phụ nữ là 83% so với lương của nam giới ở thành thị và 85% so với lương của nam giới ở nông thôn3.Tập trung lực lượng lao động nữ cao hơn ở khu vực nông nghiệp thương mại, trong khi nam giới hoạt động tích cực hơn trong các ngành đánh bắt thủy sản và xây dựng. Năm 2002, cứ trên 100 lao động nữ thì có 60 người làm trong khu vực nông nghiệp; 2 người trong nghề đánh cá, 13 người trong hoạt động thương mại và chỉ có 1 người trong ngành xây dựng. Trong khi đó, cứ 100 lao động nam thì có 52 người làm nông nghiệp, 5 người đánh bắt cá, 8 người hoạt động thương mại và 8 người trong ngành xây dựng. Thời lượng làm việc trung bình hàng ngày của phụ nữ gần bằng so với nam giới,4 nhưng nếu tính cả việc nhà, phụ nữ làm việc trung bình 13 tiếng một ngày trong khi nam giới chỉ làm 9 tiếng.5
Phần trăm nữ là thành viên quốc hội đã tăng lên đạt 27% trong khoá 11 (2004-2007), và bị giảm đôi chút ở đợt bầu cử khoá 12 của Quốc Hội còn 26%.
Chính quyền địa phương được chia làm 3 cấp quản lý: tỉnh, huyện và xã. Tỷ lệ tham gia của phụ nữ đang tăng lên tại tất cả các cấp cho đến tận cấp trung ương. Nhưng rất ít phụ nữ có mặt tại những vị trí lãnh đạo cao cấp . Năm 2005, ở cấp trung ương, chỉ có 6 % phụ nữ giữ chức vụ trưởng và 14% giữ chức vụ phó. Ở cấp địa phương, hầu như rất ít thấy vai trò của phụ nữ trên tất cả các vị trí lãnh đạo ở các sở ban ngành. Trong một số lĩnh vực thì số lượng phụ nữ tham gia bị giảm đi vào thập kỉ qua, ví dụ như trong ngành tư pháp, số cán bộ nữ cấp quận huyện giảm 13% từ năm 2001 đến 2003.6
Trình độ giáo dục và đào tạo của các công nhân nữ thấp hơn của nam giới nói chung. Tỉ lệ phần trăm phụ nữ có bằng đại học và cao đẳng đứng ở mức 10%, trong khi tỉ lệ này của nam giới là 16%. Ở mức trung cấp, 24% phụ nữ và 28% nam giới có bằng cấp. Mười bốn phần trăm phụ nữ làm việc mà không có kỹ năng được chứng nhận, trong khi nam giới là 5%.7
Tỷ lệ Phụ nữ làm việc trong các doanh nghiệp mà không được đào tạo lên tới 14%. Có 71% phụ nữ được đào tạo trong khi làm việc tại các doanh nghiệp, và 30% trong các hợp tác xã. Trang bị bảo hộ và an toàn lao động được cung cấp đầy đủ cho 74% lao động là nam giới và 63% lao động nữ. *8
(*4 TCTK, 2005 ; 5 Báo cáo đánh giá về tình hình Giới của Việt Nam, 2006; 6 TCTK, 2005 ; 7 TCTK, 2005 ; 8 TCTK, 2005 )
II.3 Chính sách và khung pháp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp và bình đẳng giới
Luật Bình đẳng giới của Việt Nam
Luật Bình đẳng giới mới được Quốc hội thông qua vào ngày 21 tháng 11 năm 2006. Đây là tài liệu pháp lý cao nhất về vấn đề giới ở Việt Nam và là một bước tiến trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng, về mặt chính trị, kinh tế và các hoạt động xã hội. Luật này ghi nhận vai trò của phụ nữ Việt Nam, đã tận dụng hết tiềm năng và sự sáng tạo của họ trong việc đóng góp lớn lao cho sự thực thi thành công các
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Thành tựu nổi bật của Luật này là nhấn mạnh việc nâng cao mối quan tâm của công chúng đến bình đẳng giới và thay đổi thái độ xã hội trong việc phân biệt đối xử với phụ nữ; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống và chính sách pháp lý đảm bảo việc bình đẳng giới; giao nhiệm vụ cho tất cả các tổ chức xã hội tiến hành xúc tiến bình đẳng giới; tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực thi luật và chính sách bình đẳng giới, bao gồm giám sát thường xuyên của Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân và các tổ chức chính trị khác ở các cấp.
Các điều luật quan trọng của luật bình đẳng giới là “Điều 12: Bình đẳng giới trong kinh tế”; “Điều 13: Bình đẳng giới trong tuyển dụng”, và “Điều 18: Bình đẳng giới trong gia đình”. Điều 12: Bình đẳng giới trong kinh tế chỉ ra rõ rằng: “Phụ nữ và nam giới ngang nhau trong việc thành lập doanh nghiệp, điều hành sản xuất và các hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp cũng như xử lý thông tin, vốn, thị trường và nhân lực. Điều 12 cũng chỉ ra rằng “Các phương tiện để xúc tiến bình đẳng giới trong kinh tế bao gồm: a) Các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động nữ sẽ được đối xử ưu tiên về tài chính và thuế, theo các quy định của pháp luật. (b) Lao động nữ ở nông thôn sẽ được hỗ trợ về tín dụng và các dịch vụ xúc tiến về nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp theo pháp luật. Nhưng điều khoản này lại chưa chỉ ra phương pháp xúc tiến đặc biệt nào về các vấn đề giới liên quan đến các Doanh nghiệp do nữ điều hành.
Ngày 3/5/2007, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg về việc Thực hiện Luật Bình đẳng giới, và xem xét tất cả các văn bản khác có liên quan đến việc thực hiện đồng bộ Luật này.
*9 Số liệu của GSO cung cấp theo yu cầu của nhĩm nghin cứu
Bộ Luật Lao động
Các quy định của Việt nam về lao động, bảo hiểm xã hội, điều kiện tuyển dụng và làm việc được nêu trong Bộ Luật Lao động 10 kèm theo các quy định, nghị định và hướng dẫn tương ứng. Tuy nhiên, một số điều khoản của Công ước Quốc tế về bình đẳng giới và lao động nữ mà Việt Nam đã ký không được nêu trong Bộ Luật này.
Bộ luật Lao động được sửa đổi năm 2002 đã cụ thể hóa một số điểm đối với người lao động, đặc biệt là phụ nữ. Bộ luật có riêng một chương đề cập đến các điều khoản về lao động nữ (chương 10). Trong các chương khác cũng có sự phân biệt tích cực nhằm ưu đãi cho nữ. Khi có vị trí thích hợp cho cả hai giới thì phụ nữ sẽ được ưu tiên. Lao động nữ cũng được hưởng chế độ nghỉ sinh con từ 4 đến 6 tháng. Có ý kiến cho rằng những qui định ưu tiên này có thể dẫn tới sự ngần ngại khi tuyển dụng và đề bạt phụ nữ. Xem “ Bộ Luật Lao động: Giúp đỡ hay là cản trở lao động nữ?” *11
Tuy vậy, Bộ luật Lao động nhấn mạnh quá nhiều vào trách nhiệm của các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động nữ giới, nhưng không nói đến lợi ích mà các doanh nghiệp này đưa ra khi tạo ra các cơ hội tuyển dụng cho nữ giới. Luật Lao động chỉ ra rằng, các chính sách quốc gia về ưu đãi sẽ được hình thành và việc giảm thuế sẽ được xem xét cho các doanh nghiệp có tỉ lệ lao động nữ cao (Điều 110) và những điều khoản này sẽ được xác nhận lại trong Luật Bình đẳng giới mới. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp có tỉ lệ lao động nữ cao vẫn chưa nhận được bat kỳ ưu tiên nào và các chính sách trên thực tế vẫn chưa được áp dụng. Các điều khoản ưu đãi đã được đề cập trong Bộ luật Lao động cũ nhưng vấn đề là hiệu lực của nó. Nếu vẫn thiếu sự hướng dẫn và giám sát thực hiện các quy định này thì việc ưu tiên cho các doanh nghiệp có sử dụng lao động nữ cũng chỉ được tiếp tục nêu lên trên giấy tờ mà thôi.
Đối với tuổi về hưu và trợ cấp hưu trí cho phụ nữ và nam giới, có một số biến chuyển sau khi áp dụng Luật Bình đẳng giới và do đó có một số mâu thuẫn giữa Luật này với Luật Lao động. Trong khi Luật Bình đẳng giới chỉ ra rằng nam giới và phụ nữ phải được đối xử công bằng về bảo hiểm xã hội, và công bằng về mặt khả năng và độ tuổi trong việc thăng tiến và tuyển dụng (Điều 13), luật Lao động lại đặt ra độ tuổi về hưu cho phụ nữ là 55 và cho nam giới là 60. Việc này được hiểu như là bắt buộc chứ không phải phụ nữ được tự do lựa chọn vào cuối đời làm việc của họ. *12
Chiến lược tổng thế về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo (CPRGS)
Chiến lược tổng thể về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo (2002) đề cập đến bình đẳng giới và tăng thêm quyền hạn cho phụ nữ: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, nâng cao trình độ chuyên môn của Phụ nữ. Đảm bảo điều kiện để phụ nữ tham gia và hưởng lợi đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực cuả đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Tăng thêm tỷ lệ phụ nữ làm việc trong các cơ quan ở tất cả các cấp, các ngành từ 3% đến 5% trong vòng 10 năm tới.”
Để giảm hiệu quả tỉ lệ đói nghèo, chiến lược này đề cập đến việc nâng cao, phát triển khả năng và vai trò của phụ nữ, đảm bảo cho phụ nữ được nhận nhiệm vụ và tham gia đầy đủ, bình đẳng vào mọi hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội trong khuôn khổ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chiến lược này cũng chỉ ra rằng: “chú trọng phát triển các chương trình trợ giúp DNVVN do nữ quản lý”14
- Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2002 nu rằng đối với phụ nữ ở tuổi 55, nếu đ đóng BHXH 25 năm sẽ được hưởng chế độ lương hưu ngang với nam giới ở tuổi 60, đ đóng BHXH trong 30 năm (điều 145). Tuy nhin vẫn cĩ sự phn biệt đối với phụ nữ l họ sẽ mất cc cơ hội nắm giữ cc vị trí sự nghiệp cao vo những năm cuối, sự phn biệt đối với nam giới l họ phải đóng góp nhiều hơn nữ 5 năm.
- CPRGS, 2002, trang 44
Các chương trình này là:
“Cung cấp thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp do nữ quản lý, trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp với tiến trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế tăng hơn nữa thị phần xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào những thị trường truyền thống, khai thông và tiếp cận thêm nhiều thị trường mới”. 15
“ Đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ quản lý trong lĩnh vực chế biến và dịch vụ”16
“Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với các nguồn tín dụng, vốn từ chương trình Xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện để phụ nữ được tập huấn về cách sử dụng và trực tiếp sử dụng các nguồn vốn đó.17
“Tỉ lệ chủ doanh nghiệp nữ” được coi như một chỉ số quan trọng cho việc xoá đói giảm nghèo.18
“Nghị định Số 90/2001/ND-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về chính sách trợ giúp phát triển các DNNVV”
Nghị định số 90 về chính sách phát triển DNNVV cũng đưa ra định hướng “ưu tiên chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp do nữ quản lý”
Nghị quyết về chính sách đối với phụ nữ trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Nghị quyết 11-NQ/TW của Ban Chính trị của Đảng Cộng sản được ban hành ngày 27/4/2007 nhằm giải quyết các yêu cầu về công nghiệp hoá và hiện đại hoá quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế và đem lại các thách thức mới cho sự tiến bộ của nữ giới, Nghị quyết hướng dẫn các tổ chức của chính phủ và chính trị trong việc “đẩy mạnh các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ” và kêu gọi đưa ra các chính sách ưu tiên hỗ trợ phụ nữ trong việc phát triển các DNVVN. (Còn tiếp)
Phát triển kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam hiện nay
P.1 – Giới thiệu Phát triển kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam hiện nay
P.2 – Chính sách phát triển kinh doanh của phụ nữ Việt Nam (tt)
P3. – Nhận thức về giới của Doanh nhân nam và nữ theo định hướng tăng trưởng (tt)
Bài cùng danh mục:
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện
Phương pháp học tập cộng tác và Phương pháp học tập trải nghiệm
Lý thuyết cá nhân phương pháp luận và lý thuyết chọn lựa hợp lý
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021