Đánh giá Chính sách xã hội  – vị trí, vai trò và quan hệ của nó với chính sách kinh tế

Đánh giá Chính sách xã hội  – vị trí, vai trò và quan hệ của nó với chính sách kinh tế
Chinh sach xa hoi_kinhte

I – CHÍNH SÁCH XÃ HỘI  – VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI CHÍNH SÁCH KINH TẾ

1 . Vị trí, vai trò của chính sách xã hội :

– Chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành chính sách chung của nhà nước, nó quản lý và điều hành các mối quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các giai cấp và các tầng lớp xã hội phù hợp với bản chất giai cấp, và những mục tiêu của chính Đảng hay của chính quyền đó .

Vai trò :

Chính sách xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, hướng tới mục tiêu thiết lập sự công bằng xã hội giải phóng con người … tạo tiền đề cho sự phát triển  toàn diện con người.

Chính sách xã hội đúng là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

Chính sách xã hội thống nhất biện chứng với chính sách kinh tế.

2 . Phân loại chính sách xã hội ở nước ta

a. Theo cách tiếp cận tổng quát :

– Nhóm nhiệm vụ thứ nhất : Xuất phát từ trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội đối với mỗi cá nhân,

–  Nhóm nhiệm vụ thứ hai : Xuất phát từ trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội,

– Nhóm nhiệm vụ thứ ba: Nhóm nhiệm vụ độc lập

b. Theo nhu cầu của nhân dân :

– Nhóm 1: Bao gồm các biện pháp điều tiết bằng pháp luật

– Nhóm 2: Gồm các biện pháp thoả mãn những nhu cầu chung

c. Theo tính chất, phạm vi tác động

– Các chính sách xã hội nằm trong kế hoạch phát triển các lĩnh vực

– Các chính sách xã hội cơ bản chung cho mọi đối tượng

– Các chính sách xã hội hướng vào giải quyết một số vấn đề cấp bách

– Các chính sách xã hội đối với một số đối tượng đặc biệt

3. Quan hệ giữa chính sách xã hội với chính sách kinh tế :

– Chính sách kinh tế và chính sách xã hội có quan hệ gắn bó với nhau, bắt nguồn từ mối quan hệ biện chứng giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội

– Chính sách kinh tế và chính sách xã hội gắn bó hữu cơ trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhằm mục đích vì con người và lấy con người làm trung tâm.

– Chính sách kinh tế và chính sách xã hội tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển.

II – PHƯƠNG HƯỚNG , QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 . Phương hướng

– Là phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

– Kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng những nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với với tập thể và cộng đồng xã hội.

2. Năm quan điểm chỉ đạo

– Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong quá trình phát triển.

– Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu

– Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.

– Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”.

– Các chính sách xã hội đều phải theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước đóng vai trò nòng cốt và động viên mọi người, mọi tổ chức tham gia.

3. Các nhiệm vụ chủ yếu :

a. Vấn đề dân số và việc làm :

– Phương hướng :

+ Thực hiện chính sách dân số, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực.

+ Nhà nước cùng tòan dân đầu tư phát triển, thực hiện thắng lợi kế họach và các chương trình kinh tế xã hội.

+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nhân dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm.

+ Phát triển hệ thống thông tin dịch vụ việc làm.

+ Tiếp tục phân bố lại dân cư, lao động trên địa bàn cả nước.

+ Mở rộng kinh tế đối ngọai, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

– Mục tiêu chính :

Phát triển sản xuất, kinh doanh và các lọai hình dịch vụ, thực hiện tốt các chương trình kinh tế – xã hội, tăng chất lượng xuất khẩu lao động được xem là những khâu quan trọng trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Giải pháp lớn :

+ Giảm mức sinh bình quân hàng năm 0,5 0/00

+ Tốc độ tăng dân số 2010 vào khoảng 1,2% ,

+ Từng bước nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư.

+ Triển khai một cách tích cực có kết quả chương trình quốc gia giải quyết việc làm trong những năm tiếp theo.

+ Tổ chức thực hiện tốt luật lao động, xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

+ Phát triển công tác dạy nghề và dịch vụ việc làm.

+ Phát triển các làng nghề truyền thống và những ngành thu hút nhiều lao động nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Tổ chức tốt việc đưa lao động đi khai thác vùng đất trống , đồi trọc.

b. Thực hiện xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và họat động nhân đạo từ thiện.

Giải pháp xóa đói giảm nghèo :

+ Thực hiện tốt chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo.

+ Xây dựng và phát triển quỹ xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngòai nước, quản lý chặt chẽ ,đầu tư đúng hướng.

+ Tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng địa bàn.

+ Bổ sung các chính sách giúp cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tổ chức sản xuất bảo đảm cuộc sống và nâng lên khá giả.

– Về chăm sóc tốt người có công :

+ Chăm sóc tốt các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng.

+ Chăm sóc giúp đỡ người gia không nơi nương tựa, những người tàn tật và những nạn nhân do hậu quả chiến tranh để lại.

+ Thực hiện cải cách cơ bản tiền lương.

– Về bảo hiểm xã hội và các họat động nhân đạo từ thiện :

+  Thực hiện và hòan thiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo đảm đời sống người nghỉ hưu ổn định …Xây dựng luật bảo hiểm xã hội.

+ Đẩy mạnh các họat động nhân đạo từ thiện, thực hiện chính sách bảo trợ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, người già cô đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật. Xây dựng quỹ tình thương.

c. Chăm lo và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất của nhân dân:

+ Tiếp tục củng cố hệ thống y tế nhà nước, nhất là y tế xã , huyện.

+ Đổi mới và tăng cường công tác quản lý bệnh viện.

+ Mở rộng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe.

+ Xây dựng chính sách quản lý và phát triển công nghiệp dược, thiết bị y tế

+ Chấn chỉnh việc thu, sử dụng viện phí, chống tiêu cực trong các dịch vụ y tế, đề cao y đức.

+ Phát triển phong trào thể dục thể thao sâu rộng . Mở rông hợp tác quốc tế về TDTT.

+ Khám, chữa bệnh miễn phí cho các gia đình chính sách, người nghèo.

+ Tăng đầu tư cho y tế.

+ Phát triển y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại.

d. Đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và bệnh dịch AIDS :

– Thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và pháp luật để phòng chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ trộm cướp, cờ bạc, ma túy, mua bán dâm

– Từng bước ngăn chặn và giảm tốc độ phát triển bệnh dịch AIDS.

Nhìn lại hơn 20 năm qua, Đảng ta đã có những bước đổi mới căn bản trong tư duy về chính sách xã hội và trong thực tiễn đã đạt được những thành tựu đáng kể. Song, nhiệm đặt ra trong giai đọan tới còn nặng nề và hết sức khó khăn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết những vấn đề xã hội đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước theo định hướng XHCN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *