Môi trường kinh doanh & Đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ;
1. Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp là gì?
Từ khóa: Môi trường kinh doanh, Đổi mới sản phẩm, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, SMEs
Giới thiệu về Hoạt động đổi mới
Hoạt động đổi mới không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn quyết định sự phát triển của ngành và quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0. Aghion & Howitt (1992) cho thấy đổi mới tạo, sáng tạo là động lực tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu sau này đã phân tích sâu các kênh truyền dẫn hoạt động đổi mới tới phát triển kinh tế, phát triển của các ngành (Fagerberg & Mowery, 2006; Hasan & Tucci, 2010) cũng như các doanh nghiệp (Geroski & cộng sự, 1997; Ganter & Hecker, 2013; Ahlstrom, 2017).
Các nghiên cứu trước đây cho thấy các doanh nghiệp khác nhau có mức độ đổi mới khác nhau. Mỗi doanh nghiệp có những thuận lợi và khó khăn riêng, có lịch sử và quá trình đổi mới khác nhau. Mỗi doanh nghiệp ở trong những môi trường kinh doanh khác nhau, chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau từ bên ngoài. Do có đặc thù khác nhau nên khả năng, mức độ và sự thành công trong đổi mới của các doanh nghiệp là khác nhau (Martinez-Ros, 2000).
Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp có một điểm chung là đổi mới trong quá khứ có tác động tới đổi mới trong tương lai. Nói cách khác, khả năng thành công trong đổi mới của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc trước đây doanh nghiệp đã từng đổi mới thành công hay chưa. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh luận điểm này (Peters, 2009; Ganter & Hecker, 2013; Le Bas & Poussing, 2014; Tavassoli & Karlsson, 2015). Các nghiên cứu này cho thấy sự phụ thuộc nói trên thay đổi tùy theo từng hình thức đổi mới khác nhau của doanh nghiệp. Sự phụ thuộc cũng bị tác động bởi yếu tố bên trong của doanh nghiệp ví dụ như đặc điểm ngành nghề, quy mô, trình độ công nghệ, mức độ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), trình độ nhân lực (Clausen & Pohjola, 2013; Le Bas & Scellato, 2014).
Chính sự phụ thuộc của đổi mới ở tương lai vào đổi mới trong quá khứ tạo nên vũ khí cạnh tranh hiệu quả và là cơ chế để doanh nghiệp duy trì năng lực cạnh tranh và vị thế dẫn đầu. Câu hỏi đặt ra là nếu sự phụ thuộc này lớn thì những doanh nghiệp chưa từng đổi mới trong quá khứ sẽ ra sao. Đứng trên bình diện vĩ mô, khi nhiều doanh nghiệp cùng đổi mới sẽ đem lại sự năng động, sự cạnh tranh và hiệu quả cao hơn cho toàn bộ nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách thường mong muốn có nhiều doanh nghiệp tham gia và thành công trong hoạt động đổi mới. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như ở Việt Nam khi mà số lượng các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đã từng đổi mới không nhiều. Liệu có cách nào để đạt được điều này hay không? Làm thế nào để phá vỡ sự phụ thuộc của hoạt động đổi mới trong tương lai vào hoạt động đổi mới trong quá khứ là câu hỏi có ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn cao đối với các nước đang phát triển.
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các dữ liệu từ các cuộc khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2015 và dữ liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Bằng các mô hình định lượng, nghiên cứu cho thấy cải thiện môi trường kinh doanh có tác động làm giảm sự phụ thuộc của đổi mới sản phẩm trong tương lai vào lịch sử đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
. Kết quả này cho thấy những chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là những chính sách gia tăng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy các hoạt động đổi mới sản phẩm của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phần tiếp theo của bài viết trình bày khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về vấn đề sự phụ thuộc của đổi mới. Phần 3 trình bày mô hình định lượng và mô tả dữ liệu nghiên cứu. Phần 4 trình bày các kết quả nghiên cứu. Phần 5 kết luận và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
2. Sự đổi mới: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
- 2.1. Khung lý thuyết về sự phụ thuộc của đổi mới
- 2.2. Khung lý thuyết về sự tác động của thể chế tới đổi mới của doanh nghiệp
- 2.3. Các nghiên cứu trước đây
XEM CHI TIẾT : TẠI ĐÂY Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp - Lamkinhte | Trang chia sẽ Kiến thức Làm Kinh tế
3. Mô hình định lượng và dữ liệu cho nghiên cứu
3.1. Mô hình định lượng
Theo lý thuyết và các nghiên cứu định lượng thường thấy, mô hình định lượng thể hiện sự phụ thuộc của kết quả đổi mới sản phẩm vào các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Các yếu tố khác gắn với đặc thù doanh nghiệp, không thay đổi theo thời gian và không quan sát được cũng tác động tới sự phụ thuộc của kết quả đổi mới trong tương lai vào quá khứ. Mô hình định lượng sẽ có dạng như sau:
PROINN = β + β PROINN + β X+ β BE + μ + ε (1) ….. (Xem file PDF đính kèm)
3.2. Dữ liệu cho nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng hai bộ dữ liệu. Bộ dữ liệu thứ nhất từ các cuộc khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện từ năm 2007 cho tới năm 2015 do United Nations University World Institute for Develop- ment Economic Research (UNUWIDER) phối hợp cùng nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học University of Copenhagen, Viện Kinh tế Quản lý trung ương (CIEM) và Bộ Lao động Thương binh Xã hội thực hiện.
Bộ dữ liệu thứ hai về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố với các chỉ số thành phần từ trang web chính thức eng.pcivietnam.org. Các chỉ số thành phần của PCI bao gồm: (1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; (2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; (3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; (4) Chi phí không chính thức thấp; (5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; (6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; (7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; (8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; (9) Chính sách đào tạo lao động tốt; và (10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự. Do chỉ số thứ 6 mới được tổng hợp gần đây nên nghiên cứu chỉ phân tích với 9 chỉ số thành phần của PCI.
Dữ liệu về GDP của các tỉnh được lấy từ Tổng cục Thống Kê tại website https://www.gso.gov.vn. Một số thống kê cơ bản về các biến số được trình bày trong Bảng 2.
Kết luận
4.1. Sự phụ thuộc của đổi mới sản phẩm vào quá khứ
Các kết quả hồi quy cũng cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn đổi mới sản phẩm nhiều hơn. Kết quả này là hợp lý do các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có thể chịu được mức rủi ro lớn hơn khi đầu tư vào R&D cũng như chịu được mức chi phí lớn hơn khi đổi mới sản phẩm. Cũng có thể doanh nghiệp có quy mô lớn hơn chịu áp lực lớn hơn từ các đối tác kinh doanh để đổi mới sản phẩm. Biến số thể hiện các yếu tố từ phía cầu (lnGDPgrowth) luôn dương và có ý nghĩa thống kê ở mức cao trong các phương trình. Kết quả này cho thấy cầu cao hơn thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới sản phẩm. Các kết quả cho thấy môi trường kinh doanh có tác động thuận chiều tới kết quả đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, môi trường kinh doanh thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.
Bảng 3: Sự phụ thuộc của đổi mới sản phẩm vào quá khứ
Tác động của môi trường kinh doanh tới sự phụ thuộc của kết quả đổi mới sản phẩm vào quá khứ
Bảng 4 cho thấy kết quả hồi quy về tác động của chất lượng môi trường kinh doanh đối với sự phụ thuộc
của kết quả đổi mới trong tương lai vào kết quả đổi mới trong quá khứ (hồi quy đã bao gồm biến giả năm và biến giả tỉnh). Hệ số biến số tương tác giữa PCI và các chỉ số thành phần của PCI nhận các giá trị khác
4.2. Tác động của môi trường kinh doanh tới sự phụ thuộc của kết quả đổi mới sản phẩm vào quá khứ
Kết quả này cho thấy, chất lượng môi trường kinh doanh được cải thiện làm giảm sự phụ thuộc của kết quả đổi mới sản phẩm trong tương lai vào kết quả đổi mới sản phẩm trong quá khứ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này có nghĩa rằng trong môi trường kinh doanh tốt hơn, ngay cả những doanh nghiệp trước đây chưa từng đổi mới sản phẩm cũng có thể bắt đầu tiến hành đổi mới sản phẩm. Môi trường kinh doanh tốt hơn hỗ trợ cho phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong bối cảnh chỉ có một số ít các doanh nghiệp trước đây đã từng đổi mới sản phẩm. Với từng chỉ số thành phần, việc giảm chi phí gia nhập ngành, giảm chi phí phi chính thức, tăng hiệu lực giải quyết tranh chấp chỉ thúc đẩy đổi mới sản phẩm ở những doanh nghiệp trước đây đã từng đổi mới sản phẩm thành công. Ngược lại, các chính sách thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và gia tăng đào tạo tay nghề, trình độ lao động hỗ trợ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sản phẩm hơn.
5. Kết luận
Nghiên cứu đóng góp vào các lý luận hiện có về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách gắn kết các lý thuyết về thể chế và các lý thuyết về đổi mới trong bối cảnh sự gắn kết giữa hai nhánh lý thuyết này còn yếu và các nghiên cứu minh chứng cho sự liên kết này còn hạn chế.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu chỉ rõ vai trò của việc cải thiện môi trường kinh doanh đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển thông qua quá trình kích thích và hỗ trợ các hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Nghiên cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ cơ chế tác động của môi trường kinh doanh tới sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó khẳng định và tiếp tục duy trì việc cải thiện môi trường kinh doanh vì sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải mọi chính sách cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh đều có tác động như nhau tới hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để có thể thúc đẩy hoạt động đổi mới sản phẩm của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, các địa phương cần tập trung vào các chính sách tăng cường hỗ trợ dịch vụ cho doanh nghiệp và gia tăng đào tạo nguồn lao động có trình độ cao cho doanh nghiệp. Khi đó, ngay cả những doanh nghiệp trước đây chưa từng đổi mới sản phẩm cũng sẽ nỗ lực để đổi mới sản phẩm và phát triển nhanh, bền vững hơn.
File Tài liệu PDF: Cải thiện môi trường kinh doanh …
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐỂ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Vũ Hoàng Nam, Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu cho thấy một số chính sách cải thiện môi trường kinh doanh cụ thể, đồng thời thúc đẩy hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.Từ khóa: Đổi mới sản phẩm; doanh nghiệp vừa và nhỏ; môi trường kinh doanh Improving business environment for promoting product innovation of small and medium sized enterprises Abstract:The finding suggests policies to improve business environment and promote product innovation of the small and medium sized enterprises in Vietnam. Keywords: Product innovation; small and medium sized enterprises; business environment.
Bài cùng danh mục:
Chi phí phúc lợi là gì? Lạm phát xu hướng thay đổi tại Việt Nam 2021
Quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế
Tác động Cơ cấu nguồn vốn với giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp nhựa và bao bì.
Năng lực đổi mới sáng tạo là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo
Giải pháp tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam & Liên bang :
Dịch vụ hậu cần và Xu hướng phát triển logostis của Nhật Bản
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021