Nhận thức về giới của Doanh nhân
III.1 Doanh nhân nữ và nam theo định hướng tăng trưởng và định hướng kiếm sống
Trong nhiều tài liệu nghiên cứu về giới liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, một khái niệm quan trọng đã được đưa ra đó là Doanh nhân định hướng tăng trưởng (GOE) và doanh nhân định hướng kiếm sống (LOE). Khi phân tích theo khái niệm này, người ta thường thấy dường như thấy một xu thế chung đó là: phụ nữ thường co khuynh hướng trở thành doanh nhân theo định hướng kiếm sống (LOE) trong khi nam giới có khuynh hướng là doanh nhân theo định hướng tăng trưởng ( GOE). Nghiên cứu này sẽ tiến hành kiểm định hai xu hướng hướng này ở các doanh nghiệp ở Việt Nam
Có rất nhiều tiêu chí để phân biệt được một doanh nhân được coi là hoạt động theo “định hướng tăng trưởng” hay là “định hướng kiếm sống”20. Trong khuôn khổ nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra một số tiêu chí mang tính định lượng rõ rệt thể hiện qua các hành vi quản lý của một doanh nhân , cụ thể như:
- Doanh nhân có hoạt động kinh tế nào khác mang lại thu nhập không?
- Lý do doanh nhân khởi sự kinh doanh? Thất nghiệp / mất việc / quá ít thu nhập và cần thu nhập / kinh doanh truyền thống của gia đình / những người khác khuyên / để có công việc cho con cái/ do thấy một cơ hội tốt / do có kỹ năng tốt về công việc này
- Nếu doanh nhân đó có thể kiếm được một công việc lâu dài trong cơ quan nhà nước hoặc công ty tư nhân, ở cùng một thể loại công việc và có mức thu nhập tương đương, thì người đó từ bỏ công việc kinh doanh không?
- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh không chính thức và đầy đủ không
- Doanh nhân có sẵn sàng trả 10.000-20.000 VND cho một ngày đi học về quản lý thị trường, tài chính hay lập kế hoạch kinh doanh không?
- Doanh nhân có muốn phát triển kinh doanh không? Không mở rộng, có thể hoạt động hiệu quả hơn, có sản lượng cao hơn, lãi nhiều hơn, thu nhập nhiều hơn; Mở rộng công việc kinh doanh hiện tại hoặc kinh doanh thêm ngành nghề mới, mở thị trường mới, tăng thêm thiết bị hoặc thuê thêm nhân viên, tăng sản lượng và thu nhập.
- Doanh nghiệp có nhân viên chính thức/làm lâu dài không?
- Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận hàng tháng tốt hoặc nhiều gấp đôi bình thường, thì doanh nhân đó sẽ làm gì? Dùng tất cả hoặc hầu hết lợi nhuận để để dành hoặc dùng cho tiêu dùng nội bộ/Đầu tư tất cả hoặc hầu hết để mua thiết bị mới, thuê thêm nhân viên có trả lương và mở rộng kinh
- Doanh nhân có giữ nguồn tài chính cho kinh doanh tách biệt với nguồn tài chính gia đình không?
- Doanh nhân có ghi chép lại các cuộc giao dịch mua bán?
Trong khi các doanh nhân theo định hướng kiếm sống (LOE) có động cơ kinh doanh để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp, hoặc giữ truyền thống kinh doanh gia đình, thì doanh nhân theo định hướng tăng trưởng (GOE) kinh doanh vì họ nắm bắt được cơ hội tốt và có kỹ năng. Các LOE thường không đăng kí chính thức, bán chính thức, ở qui mô nhỏ, trong khi GOE có tiềm năng và có ý thức phát triển thành doanh nghiệp mình thành doanh nghiệp lớn với định hướng đầu tư rõ ràng cả về con nguồn lực tài chính lẫn nguồn lực con người..
Bảng 2 cho thấy sự khác biệt trong động cơ khởi sự doanh nghiệp của các doanh nhân nam và nữ. Tỷ lệ DN nữ cho rằng nói rằng họ kinh doanh để kiếm sống và tránh thất nghiệp, vì họ không có việc làm hoặc quá ít thu nhập chiếm 28% , trong khi ý kiến này chỉ có ở 22% DN Nam. Trong khi đó, 72% doanh nhân nữ và 80% doanh nhân nam quả quyết rằng họ có những cơ hội tốt rõ ràng để bắt đầu kinh doanh và có kỹ năng kinh doanh.
Trong số những người được phỏng vấn, 70% nam và 64% nữ nói rằng họ đã đăng kí kinh doanh theo Luật Doanh nghiêp. Rõ ràng rằng đăng kí kinh doanh thì sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển kinh doanh. Tỷ lệ đăng ký kinh doanh ở các các doanh nghiệp do nữ làm chủ như vậy thấp hơn so với doanh nghiệp do nam làm chủ.Tuy nhiên, khoảng cách này không thực sự lớn lắm. Có thể giải thích việc này là do quy trình đăng ký kinh doanh còn một số cản trở đối với DN nữ, song cũng có thể các DN Nữ chỉ muốn duy trì kinh doanh với hình thức pháp lý đơn giản ( Xem bảng 3)
Bảng 3: Đăng kí Kinh doanh
Ý kiến | Trả lời của cc DN Nữ ( %) | Trả lời của các DN Nam (%) |
Do hoàn cảnh bắt buộc kinh doanh kiếm sống (thất nghiệp/mất việc/quá ít thu nhập và cần thu nhập/ kinh doanh truyền thống gia đình…) |
28% |
20% |
Tự thấy có cơ hội tốt để kinh doanh và thấy mình có đủ khả năng, kỹ năng để khởi sự (Tôi thấy cơ hội tốt/Tôi có kỹ năng làm việc) |
72% |
80% |
Tổng | 100% | 100% |
Một khi các doanh nhân khởi sự kinh doanh, họ có xu hướng gắn bó với nó hơn là bỏ rơi nó. Nhưng phụ nữ có xu hướng ít gắn bó hơn về mặt nào đó so với nam giới: 21% nữ doanh nhân và 17% nam doanh nhân được phỏng vấn nói rằng họ có thể bỏ công việc kinh doanh nếu được đề nghị một công việc lâu dài với nhà nước hoặc trong một doanh nghiệp tư nhân, với công việc cùng loại và mức thu nhập tương đương. Xem bảng 4
|
Bảng 4: Cam kết Kinh doanh
Có 12% các doanh nhân nữ và 6% doanh nhân nam tuyên bố rằng họ sẽ dùng tất cả hoặc hầu hết số lãi để tiết kiệm hoặc là cho chi tiêu gia đình. Điểm này cho thấy rằng phụ nữ luôn luôn muốn duy trì một phần tiền nhất định cho cuộc sống gia đình, trong khi nam giới thường có xu hướng mang tất cả tiền vào kinh doanh, mua sắm thiết bị mới, thuê nhân viên có kỹ năng cao hơn và mở rộng kinh doanh.
Cả nam và nữ doanh nhân đều có một xu hướng và mục tiêu rõ ràng cho kinh doanh của họ trong 2 năm tới. Rất ít người (15% nữ nhưng chỉ 10% nam) muốn duy trì quy mô và mức độ hoạt động hiện tại, trong khi phần lớn (84% nữ và 90% nam) nói rằng họ có kế hoạch mở rộng kinh doanh bằng cách thâm nhập thị trường mới, đầu tư thiết bị mới hoặc thuê thêm nhân viên (Xem bảng 5). Đây là một bằng chứng của xu hướng chung trong xã hội rằng cả nam giới và nữ giới đều đang chuyển dịch từ kinh doanh kiếm sống sang kinh doanh tăng trưởng.
Bảng 5: Xu hướng kinh doanh trong 2 năm tới |
Phương thức để quản lý kinh doanh được cải tiến so với 10 năm trước, khi người ta kinh doanh chủ yếu là để kiếm sống. Kế toán là một vấn đề cần quan tâm cho cả hai giới. Khoảng 90% nữ và nam được phỏng vấn có ghi chép các giao dịch kinh doanh của họ. Hầu hết các doanh nhân quản lý tài chính cho kinh doanh riêng biệt so với tài chính gia đình. Khá thú vị để lưu ý rằng chỉ có 28% nam giới và chỉ có 21% nữ được phỏng vấn là vẫn không tách bạch tiền cho kinh doanh với tiền cho gia đình.
Các kết quả trên đây cho phép khẳng định, ở Việt Nam mặc dù không có sự khác biệt lớn , song định hướng kiếm sống ở các doanh nhân nữ vẫn tồn tại mạnh hơn so với các doanh nhân Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nhân nữ ở trong nhóm này cũng không cao, cho thấy ý chí kinh doanh của các doanh nhân nữ Việt nam khá mạnh mẽ.
Bảng 6: Sự khác biệt trong việc sử dụng lợi nhuận từ kinh doanh giữa nữ và nam |
Phương thức để quản lý kinh doanh được cải tiến so với 10 năm trước, khi người ta kinh doanh chủ yếu là để kiếm sống. Kế toán là một vấn đề cần quan tâm cho cả hai giới. Khoảng 90% nữ và nam được phỏng vấn có ghi chép các giao dịch kinh doanh của họ. Hầu hết các doanh nhân quản lý tài chính cho kinh doanh riêng biệt so với tài chính gia đình. Khá thú vị để lưu ý rằng chỉ có 28% nam giới và chỉ có 21% nữ được phỏng vấn là vẫn không tách bạch tiền cho kinh doanh với tiền cho gia đình.
Các kết quả trên đây cho phép khẳng định, ở Việt Nam mặc dù không có sự khác biệt lớn , song định hướng kiếm sống ở các doanh nhân nữ vẫn tồn tại mạnh hơn so với các doanh nhân Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nhân nữ ở trong nhóm này cũng không cao, cho thấy ý chí kinh doanh của các doanh nhân nữ Việt nam khá mạnh mẽ.
III. Nhận thức về giới của Doanh nhân
III.1 Nhận thức về những ưu tiên, nhu cầu và triển vọng của của các doanh nhân nữ và nam
Nói về sự khác biệt giữa nam và nữ trong kinh doanh không phải là chủ đề đặc biệt hay mới lạ đối với các đối tượng được phỏng vấn hay của các cuộc thảo luận nhóm. Doanh nhân nữ có những phương thức khác trong việc điều hành kinh doanh, đặc biệt là trong quản lý nhân sự. Mọi người thường nghĩ rằng phụ nữ giỏi hơn trong việc quản lý nhân sự trong khi doanh nhân nam được xem là quyết đoán hơn và cứng nhắc hơn. Nhưng phụ nữ vẫn có những hạn chế nhất định về năng lực và kiến thức, đặc biệt là những phụ nữ ở khu vực nông thôn.
Hộp 1. Hạn chế và áp lực về giới
Các trở ngại chung đối với các doanh nghiệp nhỏ là yếu kém về quản lý, ngoại ngữ và IT, nhân lực hạn chế, cạnh tranh cao, thủ tục kinh doanh rườm rà và thiếu vốn. Phụ nữ có vẻ có nhiều khó khăn hơn như là hạn chế về thời gian và cân bằng giữa công việc và gia đình, họ có một môi trường làm việc hẹp hơn và ít cơ hội hơn. Phụ nữ cũng quá cẩn thận và e ngại rủi ro, trong khi nam giới đôi khi lại quá linh hoạt, hoặc quá cứng nhắc và nóng tính. Nam giới chịu áp lực vì được coi là “người kiếm tiền”, nếu không xã hội sẽ coi họ như là những “người vô dụng”. Trong khi đó mọi người thường thắc mắc liệu những người phụ nữ kinh doanh thành đạt có thể dành đủ thời gian với gia đình hay không và có chắc chắn có cuộc sống gia đình hạnh phúc hay không.
Trích từ Thảo luận nhóm nam và nữ ở Hà Tây, Thái Bình, Cần Thơ và Hà Nội.
Biểu đồ 3: Nhận thức của phụ nữ và nam giới về các cơ hội kinh doanh
Khá thú vị khi lưu ý rằng không có đối tượng nào thắc mắc liệu nam giới có nỗ lực đúng mức cho hạnh phúc gia đình hay không.
Khi xem xét về sự khác biệt trong những trở ngại đối với DN nữ và DN nam thì tỷ lệ phụ nữ nhận ra sự khác biệt này chiếm 65%, trong khi đó có đến 75% DN Nam được hỏi nhận thấy điều này. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, rõ ràng rằng, điều hành một doanh nghiệp là khó hơn đối với phụ nữ vì họ không có đủ thời gian và sức lực cho kinh doanh, do phải chịu trách nhiệm đối với gia đình. Phụ nữ cũng được giáo dục và đào tạo ít hơn về những năng lực như quản lý, giao tiếp và kỹ năng ra quyết định. Họ cũng phải đối mặt với những định kiến xã hội vì người ta có xu hướng không tin tưởng vào tài năng của các doanh nhân nữ. Thảo luận nhóm ở Thái Bình cũng cho thấy quan điểm của những người được hỏi là, do tính chất tự nhiên, phụ nữ mềm mỏng hơn và quá cẩn thận và họ được sinh ra để phục vụ gia đình. Điều này có thể không hỗ trợ họ trong việc kinh doanh.
Xem xét các cơ hội để đến với kinh doanh, các đối tượng nữ thường hoài nghi nhiều hơn một chút. Có đến 19% phụ nữ coi rằng nam giới và phụ nữ không có những cơ hội kinh doanh giống nhau, trong khi chỉ có 13% nam giới được phỏng vấn xem việc này là một vấn đề. (xem Biểu đồ 3).
Tại một cuộc thảo luận nhóm của nam doanh nhân, nam giới “phàn nàn” rằng dường như phụ nữ nhận được nhiều ưu đãi từ các chương trình hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trên thực tế, các chương trình này rất nhỏ và chỉ tiếp cận một số ít phụ nữ (ví dụ, các chương trình tín dụng cho phụ nữ nghèo). Việc thành lập các câu lạc bộ nữ doanh nhân và hiệp hội trong những năm qua là một bước tiến quan trọng để mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ trong kinh doanh.
Hộp 2. Cơ hội và khả năng tiếp cận
Trong khi trên lý thuyết có sự nhất trí rằng các cơhội là giống nhau và ngang bằng cho cảhai giới, thì trên thực tếvẫn có khác biệt. Nam giới cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia vào tất cả các hoạt động xã hội và kinh doanh, trong khi phụnữViệt Nam vẫn bịràng buộc với những nghĩa vụ gia đình. Trong quá khứ và cho đến nay, nam giới thường xuyên có được sự kính trọng, tin tưởng và tín nhiệm cao. Họkhông sợrủi ro, trong khi phụ nữquá cẩn thận và miễn cưỡng.
Ngày này có nhiều cơhội hơn cho phụnữ, ví dụnhưluật Bình đẳng giới mới, các chính sách của chính phủvà các chương trình hỗtrợtừHiệp hội Phụ nữ, các câu lạc bộdoanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ khác. Ngày nay phụnữcó trình độgiáo dục và năng lực cao hơn. Nhiều doanh nhân và nhà lãnh đạo nổi tiếng của đất nước là phụnữ. Một sốtrong họ là độc thân, đây cũng là một lý do dẫn tới thành công của họ.
Trở ngại của doanh nhân nữ
Cân bằng công việc kinh doanh và cuộc sống gia đình là một “vấn đề muôn thủa” đối với phụ nữ khắp nơi trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này còn khó hơn, vì các dịch vụ xã hội không có sẵn như ở các nước phát triển, nơi mà phụ nữ có nhiều thời gian cho bản thân và cho việc kinh doanh của họ hơn. Nhận thức của phụ nữ về vấn đề này cao hơn vì họ đối mặt với nó trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi 34% phụ nữ được phỏng vấn cảm thấy sự khó khăn đó thì chỉ có 22% nam giới được phỏng vấn nhận ra vấn đề này.
Khoảng 80% những người được phỏng vấn đề cập đến “áp lực cao từ công việc và gia đình và sự thiếu hụt thời gian”. Sự yếu kém trong quan hệ xã hội và giao tiếp là một trở ngại lớn khác và trở ngại quan trọng, tuy vậy chỉ chiếm 20% ý kiến của những người được hỏi. “Trình độ giáo dục thấp” được khoảng 16% số người được phỏng vấn nhắc tới. Đáng ngạc nhiên là rất ít người được phỏng vấn cho rằng vấn đề sức khoẻ là một trở ngại cho các doanh nhân nữ. Đây là một dấu hiệu đáng quan ngại, khi mà các doanh nhân nữ được hỏi đang ở tuổi “ sung sức” chưa nhận ra những tổn hại về sức khoẻ có thể xảy ra đằng sau những thành công trong công việc kinh doanh.
Kết quả của những buổi thảo luận nhóm đã tạo ra sự cởi mở đối với cả doanh nhân nam và nữ khi nói về vấn đề giới . Vị trí và vai trò của doanh nhân đã thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Doanh nhân ngày nay được coi trọng vì họ tạo ra sự phồn vinh và việc làm cho xã hội… Cũng như các doanh nhân nam, phụ nữ Việt Nam đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, phụ nữ bình đẳng với nam giới trong xã hội ngày nay.
Hộp 3. Lợi thế chưa nâng được vị trí
Một số doanh nhân nam cho rằng các doanh nhân nữ ngày nay được coi trọng hơn nam giới. Phụnữtạo ra môi trường làm việc thân thiện hơn và nhận được nhiều thông cảm từcông nhân hơn là nam giới. Tuy nhiên , tỷlệ DN Nam vẫn lớn và các doanh nghiệp do nam lãnh đạo vẫn lớn hơn vềquy mô. Các doanh nhân nam có nhiều cơhội đóng góp hơn cho xã hội. So với nam giới, tỉlệphụnữmà có vịtrí cao trong xã hội là không cao. Không nghi ngờgì, các doanh nhân nữvẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại.
Thái độ thay đổi về vai trò của phụ nữ không chỉ tồn tại ở các thành phố lớn mà còn ở các tỉnh. Tuy nhiên, trong khu vực kinh tế bán-chính thức, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ kinh doanh theo định hướng kiếm sống (LOE) không phát triển nhanh như các doanh nghiệp của nam giới vì phụ nữ còn phải giành thời gian làm việc nhà và trông nom con cái.
Phát triển Kinh doanh của Phụ nữ Việt Nam IV. Dịch vụ phát triển kinh doanh
Các doanh nghiệp theo định hướng kiếm sống là dạng kinh doanh phổ biến nhiều hơn đối với phu nữ, lý do không chỉ ở bản thân phụ nữ, mà còn ở thái độ của xã hội nói chung là không tích cực khuyến khích phụ nữ mở rộng quan hệ xã hội cũng như các hoạt động kinh doanh.
Hộp 4. Vị trí nào cho Phụ nữ ở Nông thôn?
Ở các vùng nông thôn, người ta không khuyến khích phụ nữ mở rộng quan hệ xã hội, ngay cả khi vì mục đích kinh doanh. Người ta cảm thấy rằng phụ nữ nên đứng sau chồng của họ, thông thường rất khó cho thiên hạ chấp nhận rằng phụ nữ giỏi hơn đàn ông trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Trích từ Thảo luận nhóm của các doanh nhân nữ ở Thái Bình
Tóm lại: Vấn đề nhận thức, thái độ, định kiến đối với doanh nhân nữ và doanh nhân nam được thảo luận chủ yếu tại các cuộc thảo luận nhóm, nơi các bên tham gia có không khí cởi mở để tranh luận. Các ý kiến tập trung cho thấy xã hội đã có đánh giá cao về vai trò của các doanh nhân nữ và nêu bật được những điểm mạnh, và hạn chế của doanh nhân nữ trong công việc kinh doanh. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một số định kiến đối với doanh nhân nữ ở khu vực nông thôn. Điều đáng lưu ý là dường như các doanh nhân nữ lại ít quan tâm đến chính bản thân mình, thể hiện qua việc họ ít nhận thấy sự khác biệt trong công việc kinh doanh của DN Nam và DN nữ và không cho rằng sức khoẻ có thể là vấn đề cản trở trong kinh doanh.
(Còn tiếp…)
Bài cùng danh mục:
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021