Quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò gì?

Quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế

Đầu tư trực tiếp, Tăng trưởng kinh tế, FDI, VAR,

Mở đầu:

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và giảm nghèo ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế (Shan, 2002; Anetor, 2016). Borensztein & cộng sự (1998) cho rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua khuếch tán công nghệ trong điều kiện nền kinh tế tiếp nhận vốn đón nhận và sẵn sàng thay đổi. Balasubramanyam, Salisu & Sapsford (1996) nhận thấy FDI còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu thậm chí ảnh hưởng của nó còn mạnh hơn cả đầu tư trong nước.

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển – UNCTAD (2008) cho thấy FDI tạo ra cơ hội việc làm, chuyển giao kỹ năng và công nghệ, tăng năng suất và phát triển dài hạn ở các nước đang phát triển. Vốn trực tiếp nước ngoài thu hút chuyển giao công nghệ, phát triển các ngành nghề và kỹ năng quản lý, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững tại các quốc gia tiếp nhận vốn và từ đó tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo (Israel, 2014).

Các nghiên cứu trong nước ở cấp độ vĩ mô thường xem xét tác động của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng, đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, xuất khẩu, công nghệ, năng suất (Freeman, 2002; Đoàn Ngọc Phúc, 2004; Nguyễn Phú Tụ & Huỳnh Công Minh, 2010; Trần Ngọc Thìn, 2010; Võ Trí Thành & Nguyễn Anh Dương, 2011; Lê Xuân Nghĩa, 2011; Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2015). Các nghiên cứu này về cơ bản đều cho rằng nguồn vốn FDI đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của khu vực FDI ở Việt Nam trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều điểm hạn chế như hiện tượng lấn át khu vực kinh tế trong nước; chủ yếu tập trung vào ngành thâm dụng lao động, tài nguyên, phụ thuộc đầu vào nhập khẩu, tận dụng ưu đãi chính sách, giá trị gia tăng thấp; sử dụng công nghệ lạc hậu; tác động lan tỏa đến khu vực doanh nghiệp trong nước rất hạn chế; góp phần gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô,… Những thực tiễn phát sinh này đặt ra vấn đề cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, đánh giá một cách cập nhật và chính xác hơn vai trò của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu phân tích các tác động ngắn hạn và dài hạn của FDI đối với tăng trưởng kinh tế bằng các mô hình định lượng vững hơn so với các nghiên cứu trước đây như VAR hay ARDL- ECM trên cơ sở số liệu cập nhật hơn (1990-2019) của nền kinh tế Việt Nam.

2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

  • 2.1. Cơ sở lý thuyết

  • 2.2. Tổng quan nghiên cứu

XEM THÊM TẠI ĐÂY: https://lamkinhte.com/kinh-te/vai-tro-cua-fdi-doi-voi-tang-truong-kinh-te-cua-cac-quoc-gia-lamkinhte.html

 

3. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên đây có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào cả yếu tố ngoại sinh và nội sinh của quốc gia đó. Để đánh giá vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế, trong nghiên cứu này, bên cạnh biến quan trọng nhất là quy mô dòng vốn FDI, chúng tôi sử dụng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới để phản ánh biến động GDP ở ngoài lãnh thổ quốc gia và dùng các biến như lãi suất, lạm phát, tỷ giá, xuất khẩu để phản ánh các đặc điểm nội tại của quốc gia đó.

Để lượng hóa tác động của các biến số bao gồm FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chúng tôi sử dụng 2 mô hình ước lượng VAR và ARDL-ECM cho số liệu chuỗi thời gian 1990-2019.

Mô hình VAR: chúng tôi sử dụng dạng rút gọn như sau:

Mô hình ARDL-ECM: mô hình đánh giá tác động của các biến số trong đó có FDI đến tăng trưởng kinh tế được biểu diễn dưới dạng log như sau:

LGDC  = β  + β LGDPF  + β IR  + β LFDI  + β INF  + β LREER + β LEXP  + ϵ (2)

Để ước lượng các hệ số trong phương trình (2) và xác định tác động dài hạn của các biến phụ thuộc tới các biến động, mô hình ECM được mô tả như sau:
Ý nghĩa của các biến số trong các mô hình VAR và ARDL-ECM cũng như nguồn số liệu sử dụng được mô tả trong Bảng 1.

4. Kết quả thực nghiệm

4.1. Số liệu

Đặc điểm về số liệu của các biến số sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết trong Bảng 2. Số liệu chỉ ra tốc độ tăng trưởng của dòng vốn FDI vào Việt Nam trung bình theo năm khoảng 10,35% và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người khoảng 4,57% trong cả giai đoạn 1990-2019.

4.2. Kết quả ước lượng

4.2.1. Kiểm tra tính dừng của các chuỗi số

Để kiểm tra tính dừng của các chuỗi số sử dụng trong 2 mô hình VAR và ARDL-ECM, chúng tôi sử dụng các phương pháp khác nhau như Augmented Dickey Fuller (ADF) và Phillip-Perron (PP). Kết quả kiểm định trong cho thấy rằng các biến LFDI, LEXP, IR dừng tại giá trị ban đầu của biến. Ngược lại INF, LGPC, LGDPF và LREER dừng tại sai phân bậc 1. Do đó chúng tôi sử dụng các chuỗi là sai phân bậc 1 của các

Bảng 1: Định nghĩa các biến số trong mô hình và nguồn số liệu Tên biến     Định nghĩa                                                  Nguồn số liệu

LGPC        GDP bình quân đầu người của Việt Nam                 Ngân hàng Thế giới (WB)

LFDI                   Quy mô FDI vào Việt Nam                           Tổng cục Thống kê (GSO) LEXP Giá trị xuất khẩu của Việt Nam                                                                            WB

LGDPF                        GDP của thế giới                                                    WB

INF                             Tỷ lệ lạm phát                                      Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

IR                              Lãi suất thực tế                                                     IMF

LREER*                Tỷ giá hữu hiệu đa phương                 Tính toán của tác giả dựa trên số liệu thu

thập từ GSO và IMF

* REER tính dựa trên số liệu của 12 quốc gia: Hoa Kỳ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc, Hồng Kong (Trung Quốc), Hà Lan, Vương quốc Anh, Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Bảng 2: Thống kê mô tả số liệu

Nguồn: Tính toán của các tác giả trên cơ sở số liệu từ WB, IFS, GSO và IMF.

 

biến này (DINF, DLGPC, DLGDPF và DLREER).

4.2.2. Kết quả ước lượng từ mô hình VAR

Để xác định độ trễ của các biến đưa vào mô hình, chúng tôi sử dụng các phương pháp kiểm định sự tham gia của độ trễ, các tiêu chí FPE, AIC, SIC and HQ. Kết quả của các kiểm định này cho thấy mô hình VAR(7) là phù hợp cho số liệu của Việt Nam. Bên cạnh đó kiểm định tính vững của mô hình cũng cho thấy tất cả các nghiệm của mô hình VAR(7) đều nằm trong vòng tròn đơn vị – hàm ý mô hình này là phù hợp.

Kiểm định Granger: Kết quả của kiểm định Granger về tương quan giữa các biến cho thấy: (i) tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được giải thích bởi tăng trưởng GDP thế giới, lãi suất thực, tỷ lệ lạm phát, dòng vốn FDI và tỷ giá hữu hiệu thực đa phương; (ii) tốc độ tăng FDI phụ thuộc vào tăng trưởng GDP thế giới, tăng trưởng kinh tế trong nước, lãi suất, lạm phát, tốc độ tăng xuất khẩu và tỷ giá.

Hàm phản ứng (Hình 1): Hàm phản ứng của các biến số trong mô hình đối với FDI cho thấy rằng FDI trong cả ngắn hạn và dài hạn có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người tại Việt Nam. Tuy nhiên tác động của nó đến cả tăng trưởng và xuất khẩu tuân theo mối quan hệ phi tuyến. FDI có tác động tích cực ngay thời kỳ hiện tại đối với tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sau đó tác động này giảm đi hay thậm chí tiêu cực trước khi khôi phục mạnh trở lại trong dài hạn. Việc phản ứng của cả tăng trưởng lẫn xuất khẩu đối với FDI có cùng xu hướng cho thấy sự phụ thuộc lớn của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực  FDI và mức độ hội nhập kinh tế.

Hình 1: Hàm phản ứng đối với FDI

Nguồn: Tính toán của các tác giả.

Phản ứng của các biến số khác như lãi suất thực, lạm phát và tỷ giá hữu hiệu đa phương đối với dòng vốn FDI như trong Hình 1 cũng đặt ra những câu hỏi về việc dòng vốn này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô như một số các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra.

Phân rã phương sai: kết quả phân rã cho thấy: (i) Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi tác động từ bên ngoài (GDP thế giới). Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của kinh tế thế giới tới Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Nguồn vốn FDI đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đặc biệt trong dài hạn – giải thích cho khoảng 13% biến động của tăng trưởng kinh tế. Kế tiếp là các yếu tố lạm phát và xuất khẩu. Trong khi lãi suất và tỷ giá tác động khá yếu; (ii) FDI phụ thuộc rất lớn vào thực trạng phát triển của đất nước. Tăng trưởng kinh tế giải thích cho khoảng 40% sự thay đổi của FDI. Tuy nhiên, tác động này có xu hướng giảm trong dài hạn. Lãi suất, lạm phát, tỷ giá, và xuất khẩu đại diện cho môi trường đầu tư trong nước cũng đóng vai trò quan trọng và tăng lên trong dài hạn đối với thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, đối với các biến số khác: (i) Lãi suất chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế thế giới. Ngoài ra, các yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu, FDI và tỷ giá cũng có tác động tới lãi suất khá rõ rệt trong dài hạn; (ii) Lạm phát bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước. Ngoài ra, lãi suất, FDI, xuất khẩu và tỷ giá đều có những ảnh hưởng nhất định đến tốc độ lạm phát; (iii) Xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước. FDI tác động khá lớn đến xuất khẩu của Việt Nam trong dài hạn. Lãi suất, lạm phát, tỷ giá ảnh hưởng yếu đến xuất khẩu trong cả ngắn và dài hạn; (iv) Tỷ giá chịu sự ảnh hưởng lớn nhất của tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước. Tác động của các yếu tố khác là khá yếu.

4.2.3. Kết quả ước lượng từ mô hình ARDL-ECM

Kết quả của việc xác định độ trễ phù hợp cho các biến trong mô hình bằng chỉ tiêu AIC cho thấy độ trễ phù hợp cho LGPC, LGDPF và IR là 3, cho LFDI, LEXP là 2 và INF, LREER là 0. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành việc ước lượng mô hình ECM để đánh giá tác động trong ngắn hạn và dài hạn của các biến số mà đặc biệt là FDI tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Bảng 3: Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM)

Nguồn: Tính toán của các tác giả.

Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình dài hạn

Tác động ngắn hạn: Kết quả ước lượng thực nghiệm về tác động ngắn hạn của các biến trong Bảng 3 cho thấy khả năng giải thích tốt của mô hình này đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (). Tốc độ tăng FDI tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế ngay tại thời kỳ đầu, nhưng tiêu cực tại thời kỳ kế tiếp. Kết quả này hoàn toàn tương thích với kết quả từ mô hình VAR (xem Hình 1) và các nghiên cứu khác (Javid, 2016).

Tác động dài hạn: Sử dụng độ trễ tương ứng như trên, chúng tôi tiến hành kiểm định đường bao trong mô hình ARDL (3, 3, 3, 2, 0, 0, 2) để xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Kết quả kiểm định được trình bày cho thấy bằng chứng về tác động dài hạn của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Kết quả ước lượng mô hình dài hạn tại Bảng 4 cho thấy trong dài hạn FDI ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong toàn giai đoạn 1990-2019. Kết quả cũng hoàn toàn thống nhất với kết quả từ mô hình VAR ở trên và các nghiên cứu khác (Bende-Nebende & cộng sự, 2003; Javid, 2016).

Kết quả kiểm định tổng tích lũy (CUSUM) và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư (CUSUMSQ) cho thấy tính ổn định của mô hình ước lượng. Các kết quả kiểm định khác cũng cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.

5. Kết luận

Nghiên cứu này sử dụng các mô hình VAR và ARDL-ECM để phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019. Kết quả ước lượng thực nghiệm từ các mô hình ước lượng cho thấy những bằng chứng thống kê về tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tuân theo một mối quan hệ phi tuyến. FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng ngay ở thời kỳ hiện tại nhưng có xu hướng tiêu cực ở thời kỳ kế tiếp trước khi phục hồi lại trạng thái tích cực. Khái quát lại thì trong dài hạn, bằng chứng về tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng là rõ ràng. Xu hướng phi tuyến cũng đúng cho sự ảnh hưởng của FDI đối với xuất khẩu của Việt Nam. Nó cho thấy sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực FDI và mức độ hội nhập kinh tế mạnh mẽ cũng như vai trò của khu vực FDI đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Bằng chứng thống kê trong các mô hình ước lượng cũng cho thấy phản ứng của các biến số lãi suất thực, lạm phát và tỷ giá hữu hiệu đa phương đối với FDI vào Việt Nam. Điều này hàm ý về những ảnh hưởng của dòng vốn này đối với những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước như một số các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra. Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm từ các mô hình định lượng cũng cho thấy sự ảnh hưởng của dòng vốn FDI đối với lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời bên cạnh dòng vốn FDI thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế thế giới, xuất khẩu và các yếu tố vĩ mô khác.

Tài liệu tham khảo:

VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Hồ Đình Bảo - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Lê Thanh Hà - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Lê Quốc Hội - Trường Đại học Kinh tế Quốc.
Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019. Từ khóa: ARDL-ECM, tăng trưởng kinh tế, FDI, VAR.
Impacts of foreign direct investment on economic growth in Vietnam
Abstract: The paper explored the link between foreign direct investment (FDI) and economic growth in Vietnam during 1990-2019. Keywords: ARDL-ECM, economic growth, FDI, VAR.

File PDF tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *