Tỷ lệ DN nữ và DN Nam tham gia các các hiệp hội hoặc câu lạc bộ doanh nghiệp

Tỷ lệ DN nữ và DN Nam tham gia các các hiệp hội hoặc câu lạc bộ doanh nghiệp
DN nữ và DN Nam tham gia các các hiệp hội hoặc câu lạc bộ doanh nghiệp

Tỷ lệ DN nữ và DN Nam tham gia các các hiệp hội hoặc câu lạc bộ doanh nghiệp

  • Hội viên hiện tại của các nhóm và các hiệp hội doanh nghiệp

Có 37% phụ nữ và 38% nam giới là thành viên của ít nhất một hiệp hội hoặc câu lạc bộ. Tuy nhiên, chỉ có 8% các doanh nhân nữ, so với 16% doanh nhân nam tham gia nhiều hơn một HHDN/CLB DN. Điều này cho thấy rằng phụ nữ có xu hướng là thành viên của chỉ một tổ chức trong khi nam giới mở rộng quan hệ và mạng lưới của họ bằng cách tham gia nhiều hơn một câu lạc bộ hoặc một nhóm. (Xem bảng 10).

Bảng 10: Tỷ lệ DN nữ và DN Nam tham gia các các hiệp hội hoặc câu lạc bộ doanh nghiệp

Tỷ lệ DN nữ

tham gia %

Tỷ lệ DN nam

tham gia %

Thành viên của một câu lạc bộ hoặc một

hiệp hội kinh doanh

29 22
Thành viên của nhiều hơn một câu lạc bộ

hoặc hiệp hội kinh doanh

8 16
Tổng cộng 37 38

Các doanh nhân ở các tỉnh / khu vực nông thôn không tham gia nhiều vào các hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp. Lý do có vẻ đến từ hai phía: bản thân các doanh nhân không thấy có nhu cầu nhận dịch vụ từ các hiệp hội doanh nghiệp, và các hiệp hội doanh nghiệp ở tỉnh không đủ mạnh trong việc cung cấp dịch vụ để hấp dẫn các doanh nhân.

Tỷ lệ DN nữ và DN Nam tham gia các các hiệp hội hoặc câu lạc bộ doanh nghiệp

Bảng 11: Thành viên của một hoặc nhiều HHDN/CLB DN (so sánh giữa thành thị và nông thôn)

Khu vực Tỷ lệ doanh nghiệp   là

thành viên của một HHDN/CLB DN ( %)

Tỷ lệ doanh nghiệp   là

thành viên của hơn một HHDN/CLB DN   (%)

Thnh thị 22% 15%
Nơng thơn 37% 0%
Các cấp HHDN/CLB DN Tỷ lệ doanh nghiệp   là

thành viên của hơn một HHDN/CLB DN   (%)

Hiệp hội ở cấp quốc gia 26%
Hiệp hội ngnh nghề ở cấp quốc gia 15%
Hiệp hội ở cấp tỉnh 59%
Tổng số 100

Khoảng 1/4 các doanh nhân được phỏng vấn (26%) là thành viên của các hiệp hội doanh nghiệp ở cấp quốc gia như VCCI, Hiệp hội Công thương Hà Nội, hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt nam. Chỉ có 15% những người được hỏi là thành viên của các hiệp hội khu vực. Trừ những hiệp hội lớn như Hiệp hội xây dựng và Hiệp hội Y Dược, có những hiệp hội quy mô nhỏ khác, bao gồm các lĩnh vực như: Hoa, câu lạc bộ Bonsai, Hiệp hội bao bì, Hiệp hội mỹ thuật, Hiệp hội Thủ công, Hiệp hội in ấn Việt Nam, và Hiệp hội quảng cáo.

Cứ năm doanh nghiệp thì có 3 doanh nghiệp (59%) ở các tỉnh là thành viên của một hiệp hội cấp tỉnh, như hiệp hội Gỗ Hà Tây, câu lạc bộ Kinh doanh, các câu lạc bộ Doanh nhân trẻ, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ, Câu lạc bộ nữ doanh nhân, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, và Hiệp hội tơ lụa Vạn Phúc.

Có vẻ như là điều hiển nhiên nhưng cũng là vấn đề đáng lưu tâm đó là trong khi phụ nữ không ngần ngại tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp được nam giới điều hành, thì hiếm khi có nam giới tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp do nữ chiếm đa số (Xem Biểu đồ 10). Đó cũng là hệ quả của việc các CLB Doanh nhân nữ ngay từ đầu đã không có ý định kết nạp các hội viên nam và chính điều này cũng làm hạn chế sự hiểu biết những vấn đề về giói của các DN Nam và Dn Nữ. Khái niệm “giới” bị đồng nhất với khái niệm “ phụ nữ”.

Một phát hiện khác khá quan trọng đó là có 90,8% nữ và 98% nam trong nghiên cứu này thích tham gia các hiệp hội hỗn hợp hơn. Điều này hoàn toàn trùng hợp với sở thích của họ là có những khoá đào tạo hỗn hợp (cho cả nam và nữ) như đã nói ở trên.

IV.2       Lợi ích của việc tham gia HHDN/CLB DN đánh giá của DN Nam và DN nư

Các doanh nhân nữ có vẻ thoả mãn với các câu lạc bộ hoặc các hiệp hội kinh doanh vì họ thấy chúng hữu ích và thực tế. Có những nơi mà phụ nữ được hỗ trợ, có các cơ hội để mở rộng quan hệ và cảm thấy thoải mái khi chia sẻ mọi điều với các phụ nữ khác. Họ có thể nói lên những trở ngại và khó khăn của họ với hy vọng cải thiện kinh doanh và môi trường xã hội. Các câu lạc bộ và hội doanh nghiệp nhỏ phục vụ như một diễn đàn nơi phụ nữ cảm thấy mình có giá trị hơn, được hiểu và được thừa nhận hơn.

Các doanh nhân nam thì năng động hơn và họ đã tiếp nhận được tất cả lợi ích từ các câu lạc bộ và các hiệp hội. Họ không có ý kiến về bất kỳ nhu cầu cụ thể nào, cũng không yêu cầu bất kỳ ưu tiên nào từ các hiệp hội doanh nghiệp.

Các lợi ích chung mà các doanh nhân tìm được ở hiệp hội doanh nghiệp như sau:

O    Liên kết, gặp gỡ đối tác kinh doanh và khách hàng

  • Cung cấp dịch vụ: thông tin về đào tạo, tư vấn, vv…vv…
  • Bảo vệ lợi ích/quyền hạn
  • Tổ chức các sự kiện xã hội
  • Các dịch vụ xã hội

Không có khác biệt giữa nam và nữ được hỏi khi đưa ra những lý do chính để không trở thành thành viên của các hiệp hội hay câu lạc bộ kinh doanh hoặc không tham gia vào các sự kiện của họ. Các lý do thông thường đơn giản là họ không biết về các hiệp hội doanh nghiệp đó và không có thời gian tham gia. Tuy nhiên một số doanh nhân cũng lưu ý rằng các dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của họ.

Về sự hữu ích của các dịch vụ được các HHDN/CLB DN cung cấp ở mức độ khác nhau, nam và nữ doanh nhân có các ưu tiên khác nhau. Phụ nữ chú trọng đến thông tin về các vấn đề chính trị và pháp luật, và các khoá đào tạo quản lý và lãnh đạo, trong khi nam giới quan tâm hơn đến vấn đề đại diện và bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cũng như là thông tin thị trường. Xem bảng 13

Bảng 13: Loại dịch vụ DVPTKD được các doanh nhân nam và nữ coi là “rất hữu ích”

Tỷ lệ DN Nữ đưa ra

đánh giá

Tỷ lệ DN Nam đưa ra

đánh giá

% Xếp thứ tự ưu tin % Xếp thứ tự ưu tin
Thông tin
Thông tin về các vấn đề chính trị, pháp lý 81% 1 44% 6
Đào tạo
Đào tạo quản lý 77% 2 46% 4
Đào tạo lãnh đạo 75 3 44 6
Tư vấn kinh doanh 74% 4 56% 3
Đại diện, bảo vệ quyền hạn/nghĩa vụ
Thông tin về thị trường
Đào tạo kỹ thuật
Thông tin về công nghệ 67% 5 88% 1
Hỗ trợ tiếp thị
Tài chính vi mô 33% 10 20% 7

Khi được hỏi liệu dịch vụ của các hiệp hội kinh doanh có hữu ích ngang nhau với nữ và nam doanh nhân hay không, hầu hết tất cả nam giới (94%) đưa ra câu trả lời khẳng định trong khi chỉ có nhiều hơn 2/3 phụ nữ một chút (70%) nghĩ rằng các dịch vụ là hữu dụng ngang nhau cho cả hai giới. Điều này cho thấy nam giới không lưu tâm lắm đến các vấn đề về giới

IV.3 Vai trò lãnh đạo trong các nhóm và hiệp hội doanh nghiệp hiện nay

Tại các CLB doanh nhân nữ hay các trung tâm xúc tiến việc làm thuộc Hội Phụ nữ, 100% nhân viên là nữ. Nhiều nữ doanh nhân tình nguyện làm việc trong các câu lạc bộ và đóng góp một số tiền khá lớn vào các hoạt động của câu lạc bộ. Trong các tổ chức cung cấp DVPTKD khác và các HHDN, phụ nữ ở cấp quản lý chiếm dưới 40%. Tại hội cơ khí, không có nữ nhân viên hay nữ quản lý vì đây là ngành do nam chiếm đa số.

Trong số những người được phỏng vấn, tỉ lệ phụ nữ ở cấp quản lý chỉ đạt dưới 4%. 20% nữ và 26,7% nam doanh nhân đã từng là lãnh đạo của hiệp hội. Những người đã từng giữ vai trò lãnh đạo trong một câu lạc bộ hoặc một hiệp hội kinh doanh là những người có một doanh nghiệp vững chắc hoặc có kinh nghiệm rộng trong quản lý hiệp hội, cùng với lòng nhiệt tình.

Hp 7. K vng

Nhóm các thành viên ca các hip hi kinh doanh Cn Thơcho rng ph n các tnh cn được đào to nhiu hơn, đc bit là trong qun lý kinh doanh.Phnvn có nhng mong đi khác tcác dch vca hip hi và h hy vng có được nhiu chương trình hu ích hơn.

Trích t Tho lun nhóm tp trung vi ph n Cn Thơ

Năng lực và sự quan tâm của các hiệp hội doanh nghiệp đến nhu cầu của nam và nữ doanh nhân
Cũng như các nhà cung cấp DVPTKD, các hiệp hội doanh nghiệp phải hiểu các cơ hội và trở ngại của cả nữ và nam doanh nhân. Dựa trên những phân tích về giới, họ có thể thiết lập các chương trình hỗ trợ phù hợp cho các thành viên và khách hàng của họ. Họ có thể hợp tác với các tổ chức khác như Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để đưa ra cho các doanh nhân nữ nhiều ưu tiên hơn.

Hộp 8. Lồng ghép vấn đề giới vào DVPTKD như thế nào

Các dịch vụ quan trọng cho các doanh nhân (cả nam và nữ): công tác PR, trao đổi ý kiến, thăm các doanh nghiệp thành đạt, tư vấn kinh doanh, tìm nguồn tài chính, nhiều cơ hội thị trường hơn. Các hoạt động cụ thể để hỗ trợ phụ nữ là: nêu lên mối quan tâm về giới, thời gian đào tạo phù hợp cho phụ nữ, nhiều chương trình tín dụng hơn, khuyến khích gia đình hỗ trợ phụ nữ trong việc làm kinh doanh và cung cấp dịch vụ trông trẻ, tổ chức các sự kiện

KẾT LUẬN

Các hiệp hội được phỏng vấn trong Nghiên cứu này khá nhỏ, và họ chủ yếu tập trung vào cung cấp thông tin và đào tạo/tổ chức một số hội thảo, thảo luận và các cuộc họp. Hiện nay, năng lực của các hiệp hội kinh doanh nhỏ ở các tỉnh còn hạn chế . Để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các doanh nhân, bản thân các hiệp hội kinh doanh phải củng cố hoạt động và tổ chức của họ. Chức năng vận động và đại diện là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhất qua đó lợi ích của các thành viên có thể được bảo vệ.

1. Luật Bình đẳng giới là một bước tiến mới quan trọng, việc áp dụng nó không có nghĩa là bình đẳng giới trong các doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng. Chính sách ủng hộ các doanh nghiệp do nữ làm chủ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được tồn tại trên giấy. Một số điều khoản của Luật này chưa đồng nhất với các văn bản pháp lý khác, ví như tuổi về hưu của phụ nữ trong Bộ Luật Lao động. Sự thay đổi về chính sách đứng tên bất động sản về nguyên tắc là cho phép phụ nữ có thể sử dụng đất để thế chấp nên được phổ biến rộng rãi và đưa vào thực hiện nghiêm túc.. .

2. Các doanh nghiệp do nữ làm chủ đã có nhiều bước tiến trong các năm vừa qua. Trong khu vực kinh tế phi chính thức, các doanh nghiệp do nữ làm chủ phát triển chậm hơn. Phụ nữ còn phải giành thời gian cho công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Sự hạn chế khả năng thiết lập mạng lưới kinh doanh cũng là một yếu tố. Theo tiêu chí được áp dụng trong nghiên cứu, so với nam giới, có nhiều phụ nữ kinh doanh mang định hướng kiếm sống hơn là phát triển.

3. Trong thập kỉ qua, Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt nam và các tổ chức khác đã hỗ trợ nữ doanh nhân thành lập các CLB doanh nghiệp nữ Doanh nhân nữ thấy những CLB này rất hữu ích để họ chia sẻ kinh nghiệm và lập mạng lưới kinh doanh. Đồng thời, nữ doanh nhân cần các dịch vụ phát triển kinh doanh ở trình độ cao hơn những gì mà các CLB có thể cung cấp. Các HHDN lớn và theo ngành nghề phần lớn đều do nam giới điều hành và không lưu tâm đến các dịch vụ riêng cho nữ. Mặc dù hơn 95% nam và nữ doanh nhân thích được đào tạo chung cho cả hai giới, thì hầu hết các dịch vụ đào tạo cho nữ đều được cung cấp qua các CLB nữ doanh nghiệp, trong khi đào tạo cho nam giới được các tổ chức cung cấp DVPTKD tư nhân và chính phủ thực hiện

4. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ DVPTKD chưa chú trọng đến phụ nữ, do vậy mà có tỉ lệ dịch vụ cho khách hàng là nữ thấp hơn hoặc đôi khi hoàn toàn không có. Một nửa các nhà cung cấp dịch vụ DVPTKD nhận thức được rằng nam và nữ khách hàng có nhu cầu khác nhau. Họ cho rằng không có thời gian lưu tâm đến vấn đề này kèm theo lý do là số lượng khách hàng nữ quá ít, hoặc phụ nữ có thể tự giải quyết vấn đề của họ. CLB doanh nghiệp nữ và HHDN có thể đáp ứng được sự thiết hụt này, nhưng bị hạn chế về năng lực.

KIẾN NGHỊ

1. VCCI và Hội đồng doanh nhân nữ VWEC cùng với các tổ chức quốc tế cần xây dựng năng lực cho các CLB doanh nhân nữ và các HHDN để nâng cao chuyên môn cho họ trong cung cấp dịch vụ. Hội đồng nên duy trì sự liên hệ giữa các CLB doanh nghiệp nữ và các tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh để tạo ra sự hợp lực và xây dựng sức mạnh cho cả hai dạng tổ chức này.

2. VCCI và VWEC cùng với các tổ chức quốc tế cần tăng cường vai trò của các doanh nhân nữ trong các HHDN nói chung với quan điểm a) khiến dịch vụ của họ thích hợp hơn đối với nữ doanh nhân và b) đảm bảo rằng các HHDN đại diện cho nam và nữ doanh nhân ngang bằng nhau. Có chiến lược lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các chương trình đào tạo và chương trình hỗ trợ cho các HHDN.

3. VWEC nên tiếp tục và thúc đẩy các hoạt động quảng bá xã hội cho các doanh nhân nữ. Trong khi một số hoạt động chỉ nhằm tới phục vụ doanh nghiệp do nữ làm chủ tại thành thị, cần phát triển một cách tiếp cận mới để thay đổi nhận thức và quan điểm trong nhóm kinh tế có thu nhập thấp hơn ở nông thôn. “Bình Đẳng Giới Kinh tế Nhậy bén” có thể được lấy làm khẩu hiệu cho các chương trình quảng bá xã hội.

4. Vấn đề bình đẳng giới cần được đưa vào các chương trình phục vụ doanh nghiệp của các HHDN, các tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh và các NGO. Bên cạnh chương trình đào tạo, cần chú ý tới việc phân bổ sức lao động trong gia đình, việc ra quyết định trong gia đình và kinh doanh, trong lưu động và các mạng lưới. Các dịch vụ cần được thiết kế đơn giản, động viên doanh nhân nữ và nâng cao tự tin. Các chương trình pháp lý có thể giúp đỡ doanh nhân nữ đăng kí kinh doanh, và sử dụng đất để vay vốn kinh doanh.

4.8/5 - (6 bình chọn)
[post_danhmuc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *