Khái quát tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2011
-
- Về xuất khẩu hàng hóaTrong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, kinh tế thế giới suy giảm và cạnh tranh ngày một gay gắt, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, vượt xa kế hoạch đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3,5 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%). Đến hết tháng 9/2011, đã có 15 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 5 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước, đó là dầu thô, dệt may, xơ sợi dệt, giày dép, thủy sản, gạo, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, xăng dầu, kim loại quý và đá quý, máy móc thiết bị, máy vi tính, điện thoại và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng – Giá trị xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam năm 2011 ước đạt 95 tỷ USD, tương đương 78% GDP, tăng 31,6% so với năm 20101, trong đó: nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp nặng đạt 30 tỷ USD, tăng 49,3%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 40,6 tỷ USD, tăng 24,8%; nhóm hàng nông lâm thủy sản đạt 22 tỷ USD, tăng 30,8%.Tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2011 đạt cao nhất từ trước tới nay. Với mức kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 95 tỷ năm 2011 đã gấp 120,4 lần năm 1986, gấp 6,5 lần năm 2000 (xem biểu đồ 1).Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam cũng đạt ở mức cao và tăng nhiều so với các năm trước đây. Mức này của Việt Nam năm 2011 thuộc loại cao so với tỷ lệ chung của thế giới, đứng thứ hạng cao so với các nước trong khu vực ASEAN (xem biểu đồ 2).
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 1986 – 2012 (triệu USD)
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt kết quả cao (cả quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu). Khu vực doanh nghiệp FDI, năm 2011 ước đạt kim ngạch xuất khẩu 44,0 tỷ USD (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng 46,3%, tổng kim ngạch của cả nước và tăng 28,9% so với năm 2010. Năm 2011, tuy xuất khẩu vẫn chưa có sự đột biến nhưng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Đặc biệt, năm 2011 nước ta xuất khẩu gạo ước đạt 7 triệu tấn, thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng và giá cả thế giới tăng cao; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều tăng cả về giá trị lẫn sản lượng (bảng 1).
Năm 2011, tuy thị trường xuất khẩu hàng hóa thế giới có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng thị trường
xuất khẩu của Việt Nam vẫn được duy trì và phát triển cả thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới. Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Cùng với thị trường này, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các thị trường khác, nhất là EU, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và ASEAN đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Sau 5 năm trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã tạo được nhiều điều kiện cho các nhà xuất khẩu tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng hơn; những hạn chế và rào cản thuế đối với hàng hóa Việt Nam được cắt giảm. Tuy nhiên, thực tế 5 năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà quản lý, hoạch định chính sách chưa tận dụng tốt được cơ hội này, sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta còn nhiều hạn chế, nhập siêu cao, cơ chế, chính sách và điều hành
Biểu đồ 2: Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với GDP (%)
Bảng 1: Tình hình thực hiện các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2011
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2010 Năm 2011 Kế hoạch 2012 Ước TH 2011 so với năm KH2012 so với ước TH 2011
Kế hoạch Ước TH Mặt hàng 2010 (%) (%) 1. Hàng thủy sản Triệu USD 5.016,3 5 6.2 6.800- 7.000
123,6 109,7- 112,9
2. Hàng dệt may Triệu USD 11.209,7 12 14 15.500- 16.000
124,9 110,7- 114,3
3. Hàng giày dép Triệu USD 5.122,3 5.2 6.4 7.2 124,9 112,5 4. Hàng điện tử, linh kiện Triệu USD 3.590,2 4.3 3.85 4.2 107,2 109,1 5. Dầu thô Triệu tấn 8,0 9,0 7,2 9-9,5 90,3 124,6- 131,5
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2011 và KH phát triển kinh tế – xã hội 2012, số 207/BC-CP, 16/10/2011
xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, thực sự chúng ta chưa có đột phá về kinh tế, thương mại nào trong 5 năm gia nhập WTO. Vẫn là các mặt hàng truyền thống, chủ yếu gia công, vẫn nguyên liệu khoáng sản, là thị trường mà các hàng hóa của Việt Nam có mặt nhiều năm nay, nhiều vấn đề nảy sinh từ sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics… còn khó khăn hơn. Đây là những trở ngại cho xuất khẩu hàng hóa trong năm 2012 và những năm tới mà Việt Nam cần phải có biện pháp thiết thực, quyết liệt và hiệu quả để vượt qua. Qua thực tế xuất khẩu hàng hóa của năm 2011, có thể rút ra một số điểm đáng lưu ý sau đây:
- Tuy quy mô, cơ cấu hàng xuất khẩu có những chuyển biến tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, nhưng Việt Nam vẫn chưa có được quy mô tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng được các cơ hội và phát huy những lợi thế sau 5 năm gia nhập WTO. Kim ngạch xuất khẩu còn thấp so với các nước trong khu vực, đặc biệt là chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đầu người. Năm 2011, Việt Nam đạt 1082 USD/người, trong khi mức bình quân của thế giới đã trên 1385 USD/người.
- “Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu”. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín hàng xuất khẩu, hiện tượng “rút ruột” công trình, “rút ruột” container, đua nhau giảm giá dịch vụ ở cảng2, không đầu tư đăng ký, phát triển thương hiệu vẫn còn khá phổ biến.
- Trong tổng kim ngạch hàng hóa, tỷ trọng nhómhàng nguyên liệu, khoáng sản, hàng nông sản, thủy sản gia công còn lớn và chế biến chủ yếu vẫn là gia công như dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính. Do vậy, sau 5 năm gia nhập WTO, Việt Nam vẫn chưa có đột phá nào về các mặt hàng xuất khẩu. Trong 15 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của năm 2011, thực sự chưa có mặt hàng nào là “sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao”, mang lại giá trị gia tăng cao. Với 95 tỷ USD ước đạt xuất khẩu năm 2011, phần giá trị tăng thêm mà Việt Nam thu được cho riêng mình từ sản xuất là quá khiêm tốn.
- Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics còn yếu, kém, hạn chế sự phát triển các dịch vụ hậu cần xuất nhập khẩu, dẫn đến chi phí logistics ở Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ở cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
- Nguồn nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên vật liệu nhập khẩu. Công nghiệp phụ trợ ở nước ta kém phát triển. Điều này làm cho tính phụ thuộc của sản xuất vào thị trường thế giới rất lớn, mỗi biến động của giá cả thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước theo chiều hướng khó khăn hơn. Thêm vào đó, sự độc quyền và bảo hộ quá mức trong nhiều lĩnh vực và kéo dài nhiều năm ở nước ta như điện, nước, xăng dầu, ngành sản xuất ôtô… đã làm cho tình hình sản xuất – kinh doanh ngày càng “méo mó”, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đã làm tổn hại lớn đến lợi ích quốc gia, nhiều tập đoàn kinh tế thua lỗ nhiều năm mà không tìm ra được căn nguyên, không ai chịu trách nhiệm. Hẳn là phần giá trị gia tăng từ xuất khẩu hàng hóa năm 2011 của Việt Nam khó mà bù
đắp được các khoản lỗ khổng lồ hiện nay của các tập đoàn nhà nước.
- Về xuất khẩu hàng hóaTrong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, kinh tế thế giới suy giảm và cạnh tranh ngày một gay gắt, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, vượt xa kế hoạch đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3,5 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%). Đến hết tháng 9/2011, đã có 15 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 5 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước, đó là dầu thô, dệt may, xơ sợi dệt, giày dép, thủy sản, gạo, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, xăng dầu, kim loại quý và đá quý, máy móc thiết bị, máy vi tính, điện thoại và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng – Giá trị xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam năm 2011 ước đạt 95 tỷ USD, tương đương 78% GDP, tăng 31,6% so với năm 20101, trong đó: nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp nặng đạt 30 tỷ USD, tăng 49,3%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 40,6 tỷ USD, tăng 24,8%; nhóm hàng nông lâm thủy sản đạt 22 tỷ USD, tăng 30,8%.Tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2011 đạt cao nhất từ trước tới nay. Với mức kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 95 tỷ năm 2011 đã gấp 120,4 lần năm 1986, gấp 6,5 lần năm 2000 (xem biểu đồ 1).Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam cũng đạt ở mức cao và tăng nhiều so với các năm trước đây. Mức này của Việt Nam năm 2011 thuộc loại cao so với tỷ lệ chung của thế giới, đứng thứ hạng cao so với các nước trong khu vực ASEAN (xem biểu đồ 2).
-
Về nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại
Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 của Việt Nam ước đạt 105 tỷ USD, tăng 23,8%3, trong đó: nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng đạt 29,7 tỷ USD, tăng 19,8%; nhóm hàng nguyên vật liệu đạt 65,8 tỷ USD, tăng 27,7% và nhóm hàng tiêu dùng 8 tỷ USD, tăng 6,7%.
Về xuất nhập khẩu dịch vụ: kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2011, ước thực hiện 8,1 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2010; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 3,9%.
Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2011 ước đạt 46,5 tỷ USD, chiếm 44,3% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 25,8% so với năm 2010. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu chiếm 90,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (xem bảng 2).
Bảng 2: Tình hình thực hiện các mặt hàng nhập khẩu và nhập siêu năm 2011
Theo bảng 2, các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn là máy móc, thiết bị, phụ tùng: 15,0 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2010; xăng dầu: 11,2 triệu tấn, tăng 17,9%; đến năm 2012 xăng dầu vẫn nhập khẩu ở mức cao 12,2 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm 2011. Như vậy, lượng xăng dầu sản xuất trong nước từ nhà máy Dung Quất và các cơ sở khác vẫn chưa đáp ứng được bao nhiêu cho nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế (vì năm 2006, Việt Nam đã nhập khẩu 11,2 triệu tấn xăng dầu), trong khi chỉ có 11 doanh
nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, thì sự minh bạch trên thị trường cho 87,8 triệu dân và hơn 550 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động là còn xa vời.
Về thị trường, chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu từ Châu Á chiếm tới 78,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc (tăng 22,6%; tỷ trọng 22,6%); ASEAN (tăng 32,9%; tỷ trọng 20,1%); Hàn Quốc (tăng 36,5%; tỷ trọng 12%); Nhật Bản (tăng 17,4%; tỷ trọng 9,8%) và EU (tăng 19,4%; tỷ trọng 7%).
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và KH phát triển kinh tế - xã hội 2012, 207/BC-CP, 16/10/2011
Với việc thực hiện tích cực các biện pháp kiềm chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng, kiểm soát nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu; tiết giảm tiêu dùng và cắt giảm đầu tư công… đã góp phần kiềm chế nhập khẩu và giảm nhập siêu; tuy tỷ lệ nhập siêu giảm dần, nhưng vẫn còn lớn. Nhập siêu ước cả năm 10 tỷ USD, bằng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2010 là 17,5%). Việc nhập siêu còn ở mức cao là do nhiều nguyên nhân: Trước hết, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công chế biến và nguyên liệu thô, sản xuất trong nước còn phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu thiết bị nhập khẩu, Thứ hai, năm 2011 giá dầu thô và nguyên vật liệu, trên thị trường thế giới tăng cao làm cho trị giá nhập của Việt Nam tăng lên. Thứ ba, do nhu cầu mở rộng sản xuất và đầu tư tăng cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chiêu “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI cũng đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng cả về lượng và trị giá. Thứ tư, là tâm lí sử dụng hàng ngoại, hàng cao cấp, hàng xa xỉ trong một bộ phận dân chúng và cả các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước như mua sắm xe công, nâng mức giá xe sử dụng, nhập khẩu ô tô đắt tiền… làm cho mức nhập siêu của Việt Nam lớn, kéo dài nhiều năm nay và trong thời gian tới cán cân thương mại của nước ta sẽ vẫn tình trạng nhập siêu.
2. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá năm 2012
Năm 2012, kinh tế thế giới dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức, có nhiều yếu tố tác động xấu đến đà phục hồi và thậm chí kinh tế thế giới có thể rơi vào đợt suy thoái mới. Thâm hụt ngân sách và nợ cũng tăng quá mức đang là áp lực đối với các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản đe doạ sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng… Những bất ổn chính trị, xung đột khu vực, tranh chấp lãnh thổ sẽ gây thêm khó khăn cho sự phát triển. Trong bối cảnh đó, các chính sách và biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào thuế quan và phi thức quan gia tăng. Năm 2012, kinh tế thế giới có thể tăng trưởng cao hơn năm 10114 nhưng thấp hơn nhiều so với trước khủng hoảng. Theo dự báo của IMF, khu vực ASEAN 5 gồm: Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 5,5% trong năm 2011 và 5,7% trong năm 2012.
Trong nước, bước vào năm 2012 nền kinh tế nước ta có những thuận lợi cơ bản, đó là thành tựu to lớn của hơn 25 năm đổi mới, của 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2006-2010 đã đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; các giải pháp, chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã bước đầu phát huy hiệu quả… Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta cũng còn rất nhiều khó khăn, thách thức kinh tế vĩ mô chưa ổn định; lạm phát và lãi suất đang còn ở mức cao ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân; thiên tai, bão lụt, dịch bệnh vẫn là những yếu tố phức tạp, khó lường trong thời gian tới. Là năm thứ 6, Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong năm 2012 sẽ đối mặt với cả những thuận lợi và khó khăn về thị trường xuất khẩu, về giá cả và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường về chính sách, biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào thuế quan và phí thuế quan gia tăng… Tuy vậy, kim ngạch lẫn quy mô thị trường, các mặt hàng xuất khẩu dự báo vẫn tiếp tục được duy trì đà tăng trưởng. Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII đã
xác định mục tiêu cụ thể về xuất nhập khẩu cho năm 2012:
- Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 106,4- 107,4 tỷ USD, tăng 12- 13% so với năm 2011. Trong khi đó, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt khoảng 46 tỷ USD, chiếm khoảng 42,8- 43,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Kim ngạch nhập khẩu dự kiến khoảng 119,2- 119,8 tỷ USD, tăng 13,5- 14,1% so với năm 2011. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 50 tỷ USD, chiếm 41,7- 41,9% tổng kim ngạch nhập khẩu.
- Nhập siêu năm 2012 dự kiến khoảng 12,4- 12,8 tỷ USD, chiếm 11,5- 12% tổng kim ngạch xuất khẩu
- Nhập hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2012 như thuỷ sản, dệt may, giày dép, hàng điện tử, linh kiện và dầu thô đều tăng từ 9,1- 31,5% so với năm 2011
- Mặt hàng nhập khẩu năm 2012 như máy móc, thiết bị, xăng dầu, thép thành phẩm và phôi thép tăng từ 6,7- 33,3% so với năm 2011.
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, báo cáo của Chính phủ chỉ rõ phải “Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, những thay đổi về chính sách, việc áp dụng các biện pháp bảo hộ của nước ngoài; có các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thương vụ; đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại và củng cố, mở rộng hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại tại nước ngoài; tăng cường hoạt động quảng bá và bảo hộ thương hiệu xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài; cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động đối phó, ngăn chặn”. Ngoài ra, để góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và phát triển bền vững hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012 và những năm tiếp theo, chúng tôi cho rằng, cần phải có các giải pháp đồng bộ cả trước mắt và lâu dài để giải quyết tốt hơn, hiệu quả hơn một số vấn đề sau đây:
- Về dài hạn, cần xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển ngành logistics của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển bền vững hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong xuất khẩu- gia tăng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giá trị giatăng lớn, giai đoạn 2011- 2020. Cần có tổng kết quốc gia về kinh tế- thương mại Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO, với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng và khách quan các vấn đề đang và sẽ diễn ra, từ đó có giải pháp và bước đi phù hợp.
- Tái cấu trúc lại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam hoạt động theo đúng quy tắc thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh; thiết lập lại trật tự, kỷ cương, trách nhiệm của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, tránh tư tưởng cục bộ, hình thành lợi ích nhóm làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.
- Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và nguồn tài nguyên quốc gia có giới hạn đòi hỏi các ngành, các doanh nghiệp phải trên quan điểm logistics để giải quyết các vấn đề của xuất nhập khẩu hàng hóa, tích cực, chủ động xúc tiến tìm kiếm thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, kiên quyết hạn chế và tiến tới không xuất khẩu tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu thô giá trị thấp, không chạy theo số lượng và xuất nhập khẩu bằng mọi giá.
- Để cải thiện cán cân thương mại trong những năm tới, một mặt các ngành, các địa phương, doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng các công trình hạ tầng logistics, các cơ sở sản xuất các sản phẩm trung gian, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay của nước ta (cảng chờ đường, cầu không có đường dẫn, “hội chứng” sân bay, giao thông ùn tắc thường xuyên, cảng đua nhau hạ giá dịch vụ dưới mức chi phí tối thiểu…) thì việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics nhằmthúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu chất lượng, đồng bộ, thời gian và phát triển bền vững có một ý nghĩa rất quan trọng, tránh hiện tượng nhiều hạng mục công trình lớn, chất lượng thấp và bị hư hỏng ngay khi vừa hoàn thành làm tổn hại, thất thoát lớn ngân sách Nhà nước mà không ai chịu trách nhiệm. Mặt khác, thực hiện khẩn trương và có trách nhiệm các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của quy luật cạnh tranh trong việc thúc đẩy sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là đối với các hàng hóa chiến lược như xăng dầu, điện và nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên các mặt giá cả, chất lượng, dịch vụ và độ an toàn cao.
- Trong chiến lược phát triển xuất khẩu hiện nay, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư và cùng với các doanh nghiệp tập trung nguồn lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ, cải tiến và đầu tư cho sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao để Việt Nam sớm tạo ra được những mặt hàng xuất khẩu mới của riêng mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thực sự đột phá trong xuất khẩu thời gian tới. Đây là hướng cơ bản lâu dài để Việt Nam vươn lên ngang tầm với các nước trong khu vực.
- Cần thay đổi tư duy “Nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân” hay “Người nộp thuế là công dân trung thực, là công dân có trách nhiệm nhất”… bằng tư duy và nhận thức mới, công bằng hơn: “Người sử dụng lãng phí và làm thất thoát ngân sách nhà nước hay tiền thuế của dân là có tội với dân, có tội với tổ quốc” hay “cán bộ, Đảng viên làm thất thoát và lãng phí tiền ngân sách nhà nước, tiền thuế của dân là có tội với dân, với tổ quốc”. Điều này sẽ góp phần chống tham nhũng và giảm nhập siêu, giảm áp lực lên cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tỷ giá VND/USD.
1. Trong đó tăng về lượng là 11,1%, tăng về giá là 18,5%.
2 . Xem báo Lao động số 227 ngày 3/10/2011, số 264 ngày 15/11/2011.
- Trong đó tăng về lượng là 6,5%, tăng về giá là 16,5%.
- Ngân hàng thế giới hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 thấp hơn dự báo thời điểm đầu năm, trong đó nước phát triển tăng 2,2%, các nước đang phát triển tăng 6,3%.
TỔNG QUAN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 201 VÀ TRIỂN VỌNG 2012
GS.TS. Đặng Đình Đào Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Đỗ Văn Đức, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bạc LiêuTh.s Phạm Trung Sơn – Đại học Quảng Bình
Năm 2011 là năm đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011- 2015 và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2011- 2020. Đây là năm Việt Nam không quá chú trọng mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP để tránh tạo ra lạm phát cao, tạo tiền đề phát triển bền vững. Năm 2011 cũng là năm khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo. Giá lương thực thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng cao, thị trường chứng khoán giảm mạnh, lạm phát cao ở hầu hết các quốc gia, bất ổn nhiều khu vực trên thế giới… tác động tiêu cực vào nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao, nhập siêu lớn, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối giảm mạnh, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh diễn ra liên tiếp gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam năm 2011 chịu những tác động là không thể tránh khỏi nhưng vẫn đạt được mức tăng trưởng khá cao, ước thực hiện cả năm, tốc độ tăng GDP đạt khoảng 6% (thấp hơn so với năm 2010: 6,8%). Với việc thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy xuất khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt kết quả cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra.
Bài viết đưa ra bức tranh tổng quan về tình hình xuất nhập hàng hóa của Việt Nam năm 2011 và triển vọng năm 2012.
Tài liệu tham khảo:
- Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, tháng 10/2011.
- Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012. Số 207/BC-CP ngày 16/10/2011.
- Niên giám thống kê 2010 – NXB Thống kê, 2011.
- Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội, số 68, tháng 8/2011.
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021