Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở đồng bằng sông cửu long
1.Giới thiệu
VN đã chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường sau chính sách đổi mới nền kinh tế những năm 1980. Nền kinh tế có bước chuyển biến đáng kể với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 4,6% những năm 1980 đến 7,6% những năm 1990, và 7% năm 2008. Tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể từ 15% năm 2007 xuống còn 13% năm 2008 (GSO, 2008). Những thành tựu trên một phần nhờ sự đóng góp của hệ thống tài chính VN (Quach et al., 2003).
Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Vào đầu thế kỷ 21, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 300 USD/năm, nhưng mức thu nhập này đã tăng đến 716 USD/năm vào năm 2006, và 1.024 USD/năm vào năm 2008. Thêm vào đó, khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa dân cư thành thị và nông thôn ngày càng tăng. “Sự phát triển kinh tế ở VN tương đối đồng đều nhưng khi phát triển càng nhanh thì sự phân bổ thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng nới rộng” (Ayumi Konishi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu châu Á tại VN).
Giống như một số nước đang phát triển, hệ thống tín dụng nông thôn VN bao gồm hai nhóm, tín dụng chính thức và không chính thức. Theo nghiên cứu của Vu (2001), hệ thống tín dụng chính thức hoạt động ở nông thôn tốt hơn hệ thống tín dụng không chính thức. Hơn nữa, tín dụng chính thức phát triển chậm và thiếu tính cạnh tranh giữa các tổ chức và dường như nhu cầu vay vốn luôn cao hơn so với khả năng cung ứng tín dụng. Theo ước lượng của IFAD (2005) thì nhu cầu tín dụng nông hộ vào khoảng 3 tỷ USD một năm, trong khi khả năng đáp ứng tín dụng vào khoảng 850 triệu USD.
Điều này cho thấy rằng khoảng 1/3 nhu cầu tín dụng được đáp ứng bởi nguồn tín dụng chính thức. Kết quả là, ở VN luôn có sự tồn tại song song của cả hệ thống tín dụng chính thức và phi chính thức. Xác định những đặc điểm nào của nông hộ có ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng của họ là một vấn đề có ý nghĩa không chỉ về mặt lý thuyết, mà còn giúp cho các nhà quản lý kinh tế trong việc hoạch định và thực hiện chính sách tín dụng trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu về vấn đề này cho VN nói chung và ĐBSCL nói riêng (Ruth Putzeys, 2002). Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ những vấn đề trên ở vùng ĐBSCL, với nội dung cụ thể bao gồm những vấn đề sau đây:
– Lược khảo một số nghiên cứu về tín dụng nông hộ trong nước và thế giới.
– Đặc điểm và phương pháp nghiên cứu tín dụng chính thức ở nông thôn ĐBSCL.
– Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.
– Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn khu vực
ĐBSCL – VN.
Tổng quan nghiên cứu tiếp cận tính dụng
2. Sơ lược về một số nghiên cứu tiêu biểu
Nghiên cứu của Diagne (1999) ở Malawi đã chỉ ra rằng cấu trúc tài sản của nông hộ là nhân tố có vai trò quan trọng hơn trong việc tiếp cận tín dụng của họ so với giá trị tài sản hoặc diện tích đất. Cụ thể, tỷ trọng của giá trị đất đai và gia cầm trong tổng tài sản của nông hộ tỷ lệ thuận với việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của họ. Tuy vậy, diện tích đất vẫn là nhân tố quan trọng trong việc tiếp cận vốn tín dụng không chính thức của nông hộ. Okurut (2000) kết luận rằng độ tuổi, giới tính, số thành viên của hộ, chi tiêu bình quân của hộ, trình độ học vấn và chủng tộc của hộ là những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của họ. Thêm vào đó, sự nghèo đói là nhân tố làm giảm khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số lượng thành viên của hộ, chi tiêu bình quân của hộ, địa phương nơi hộ cư trú và là người da màu là những nhân tố làm tăng việc tiếp cận tín dụng của họ, trong khi nam giới, cư ngụ ở vùng nông thôn, là hộ nghèo và người da trắng là các nhân tố làm giảm việc tiếp cận vốn tín dụng.
Nghiên cứu của Khalid Mohamed (2003) ở Zanzibar, Tanzania cho thấy rằng độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập và mức độ nhận thức về nguồn tín dụng là những nhân tố tác động lên việc tiếp cận tín dụng của nông hộ nhỏ và nông hộ nghề cá thủ công ở Zanzibar. Ở VN, Ha (1999) xác định rằng các thuộc tính của chủ hộ và chi tiêu của hộ tác động có tác động đến khả năng tiếp cận và lượng vốn tín dụng của nông hộ. Thêm vào đó, trình độ học vấn và vị trí xã hội của chủ hộ có tác động làm tăng việc tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, tuổi chủ hộ có tác động làm giảm khả năng vay vốn nhưng lại làm tăng lượng vốn vay của hộ. Một kết quả bất ngờ từ nghiên cứu này là số thành viên của hộ là nhân tố làm giảm khả năng tiếp cận cũng như lượng vốn vay của hộ. Một nghiên cứu khác, Vu (2001) xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ ở Đồng bằng Sông Hồng, VN. Kết quả cho thấy rằng giá trị tài sản của hộ có tác động làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của họ.
3. Phương pháp nghiên cứu và xác định các biến số trong mô hình:
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Bài viết này sử dụng hàm Probit để ước lượng xác suất nhu cầu vay vốn tín dụng của nông hộ. Hàm Probit được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ. Mô hình này được trình bày dưới dạng tổng quát sau:
Y = F(X1, X2, …Xn) (1)
Trong đó: Y là biến giả (dummy) đo lường xác suất tiếp cận tín dụng của nông hộ (Y=1 nếu nông hộ tiếp cận được tín dụng, Y = 0 nếu ngược lại).
Hộ tiếp cận được tín dụng khi họ nộp đơn xin vay vốn và vay được vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả Duong và Izumida (2002), Mikkel Barslund và Finn Tarp (2008), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN (VBARD) được xem là tổ chức tín dụng chính thức lớn nhất, kế đến là Ngân hàng Chính sách xã hội VN (VBSP). Do đặc điểm vùng nông thôn và điều kiện khách quan, bài viết này chỉ giới hạn đối tượng vay vốn ở hai ngân hàng trên.
Các biến độc lập trong mô hình về cơ bản tương tự nhau đều là các thuộc tính của nông hộ và của chủ hộ. Biến độc lập được xác định như sau: X1: độ tuổi của chủ hộ được xác định như là số năm. X2: Giới tính được xác định như biến giả. Biến này có giá trị 1 nếu giới tính của chủ hộ là nam và giá trị 0 nếu giới tính của chủ hộ là nữ. X3: Tình trạng hôn nhân của chủ hộ được xác định như là biến giả. Biến này có giá trị 1 nếu người chủ hộ đã kết hôn và giá trị nếu chủ hộ rơi vào các trường hợp khác. 344 X4,5: Biến địa bàn điều tra được xác định như là biến giả. Biến này có giá trị 1 nếu địa bàn điều tra là Cần Thơ (Sóc Trăng) và giá trị 0 khi địa bàn điều tra khác. X6: Trình độ học vấn được xác định như là số năm mà người chủ hộ theo học tại trường trong hệ thống giáo dục VN. Trình độ học vấn thấp nhất là 0 (không biết chữ) đến cao nhất là lớp 12. X7: Dân tộc của chủ hộ được xác định là biến giả có giá trị 1 nếu chủ hộ thuộc dân tộc Kinh và giá trị 0 cho chủ hộ thuộc dân tộc khác. X8,9: Tỷ lệ người phụ thuộc (số người trong gia đình) trong gia đình nông hộ. Biến này được xác định là tổng số người dưới độ tuổi 15 và trên 60 chia cho tổng số thành viên của gia đình nông hộ. X10: Làm việc cho địa phương được xác định như là biến giả. Biến này có giá trị 1 khi ít nhất một thành viên trong gia đình nông hộ tham gia vào công việc của chính quyền địa phương, và giá trị 0 trong trường hợp còn lại. X11: Tổng diện tích đất (1.000 m2). Diện tích đất này bao gồm cả đất canh tác và đất nhà ở thuộc quyền sử dụng của nông hộ. Phần đất này kể cả được cấp chứng nhận quyền sử dụng hay chưa. X12: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định như là biến giả có giá trị 1 nếu nông hộ đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giá trị 0 cho những hộ trong trường hợp ngược lại. X13: Giá trị tài sản nhà cửa nông hộ (1.000 đồng). Giá trị này được xác định dựa trên giá trị còn lại của tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của nông hộ. Tài sản có giá trị sử dụng trên 5 năm mới được tính toán ở đây. X14: Khoảng cách trung bình từ nhà nông hộ đến các ngân hàng trên địa bàn gần nhất. Biến này được đo lường bằng đơn vị mét.
Các giả thuyết: Có nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở ĐBSCL, VN
3.2 Giả thuyết
Giả thuyết chính trong bài này là “Có nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở ĐBSCL, VN?” Để đánh giá giả thuyết trên, một vài câu hỏi sẽ được thực hiện như sau:
– Tổng diện tích đất của nông hộ có ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức hay không? – Giá trị tài sản của nông hộ có quan trọng cho việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ hay không? – Việc tiếp cận tín dụng chính thức có bị chi phối với thành phần dân tộc của nông hộ hay không? – Tỷ lệ số người sống phục thuộc có ảnh hưởng đến quyết định tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ hay không? – Trình độ học vấn của người chủ hộ có ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của hộ không? – Có sự khác biệt giới tính nam và nữ trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức ở ĐBSCL hay không?
4. Số liệu nghiên cứu
Xem chi tiết File PDF nghiên cứu ảnh hưởng đính kèm FULL PDF
6. Kết luận và kiến nghị
6.1 Kết luận
Dựa vào lý thuyết và thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu của bài có thể đạt được dựa vào mô hình 2 bước phân tích logic. Mô hình Probit được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Những thuộc tính này bao gồm độ tuổi trung bình, tình trạng hôn nhân, dân tộc Kinh, số người phụ thuộc trong gia đình, tổng số người trong hộ, giá trị tài sản cố định của hộ và khoảng cách từ nhà nông hộ đến các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các biến được nghiên cứu đều giải thích tốt và có kết quả giống như các nghiên cứu trước.
Tuy nhiên, do một số hạn chế về thời gian và nguồn lực, một vài giới hạn cần được quan tâm. Một là bài viết này chưa nói lên được sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp tín dụng ở nông thôn ĐBSCL. Thứ hai bài viết chỉ sử dụng dạng đơn giản của mô hình Probit để phân tích kết quả nghiên cứu chứ không sử dụng mô hình Probit có thứ tự. Thứ ba thực tế hầu hết nông dân không lưu giữ các thông tin cần thiết nên sự chính xác của dữ liệu phụ thuộc nhiều vào khả năng nhớ lại của chính chủ hộ. Mặc dù vậy, những dữ liệu thu thập trong bài cung cấp những thông tin căn bản tốt nhằm đưa ra các kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ và hiệu quả của các chương trình tín dụng ở nông thôn ĐBSCL-VN.
6.2 Kiến nghị
Do tín dụng nông thôn có chi phí thấp và ổn định nên có thể đáp ứng nhu cầu của nông hộ. Với những ưu điểm đó, nó trở nên thật sự ý nghĩa cho nông hộ thông qua việc tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn ĐBSCL. Dựa trên kết quả phân tích, việc tiếp cận tín dụng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Sau đây là một vài kiến nghị cần được quan tâm:
Đối với người vay vốn
Tín dụng nông thôn rất quan trọng đối với nông hộ. Để tiếp cận tín dụng chính thức, nông hộ được yêu cầu tiếp cận và xử lý các thông tin cần thiết khi họ có nhu cầu tiếp cận tín dụng. Những thông tin đó bao gồm thủ tục, điều kiện và lãi suất tín dụng. Thêm vào đó, người vay cần được khuyến khích chủ động hơn trong việc tiếp cận tín dụng và không ngại trở thành con nợ. Tiếp đến, người vay cần thể hiện uy tín trong việc hoàn trả vốn và lãi cho tổ chức tín dụng đúng hạn. Chính vì thế, người cho vay có thể đánh giá lịch sử tín dụng của người vay một cách cụ thể hơn. Một khi lịch sử tín dụng tốt, người vay có thể tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng hơn ở những lần sau.
Đối với người thiếu vốn nhưng chưa vay
Một trong những nguyên nhân nông hộ chưa tiếp cận tín dụng ở VARDB là họ chưa chứng minh được tài sản thế chấp (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đến người cho vay. Điều này yêu cầu người chưa vay nên gấp rút nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất càng sớm càng tốt. Việc này đặc biệt cần thiết cho diện tích đất ruộng. Thêm vào đó nông hộ cần được khuyến khích tiếp cận các tổ chức tín dụng thông qua việc tìm hiểu thông tin có liên quan đến vay vốn ở nhiều kênh chẳng hạn tivi, ngân hàng, và nguồn khác. Hơn thế nữa, nông hộ nên thường xuyên liên hệ với các tổ chức Đoàn, hội, nhóm ở địa phương để có nhiều thông tin hơn về các chương trình tín dụng.
Đối với các tổ chức tín dụng
Việc tiếp cận tín dụng chịu ảnh hưởng bởi địa phương và dân tộc của chủ hộ, điều này thật sự quan trọng khi ngân hàng trao đổi và hướng dẫn các thủ tục tín dụng cho người dân. Nó cho phép người dân hiểu được một cách căn bản về tín dụng. Thêm vào đó, nghiên cứu thị trường tín dụng chẳng hạn như xác định chênh lệch cung và cầu tín dụng là công việc cần thiết của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cần tự đổi mới và cập nhật hoạt động như thủ tục tín dụng, nguồn nhân lực, loại hình tín dụng, chính sách thưởng phạt đối với nhân viên, sử dụng công nghệ mới trong ngân hàng, và thích ứng điều kiện hội nhập nền kinh tế. Các vấn đề này được giải quyết sẽ khuyến khích các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn và tiếp cận nhiều khách hàng hơn
Tài liệu PDF: các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ
Vương Quốc Duy & Lê Long Hậu*
Tóm tắt Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở ĐBSCL – VN năm 2009. Số liệu trong bài bao gồm 288 mẫu được điều tra trực tiếp bởi tác giả và đồng nghiệp từ tháng 05-10/2009. Sử dụng mô hình Probit, nghiên cứu chứng minh rằng chủ hộ người Kinh, địa phương của chủ hộ, số người trong gia đình hộ, tỷ lệ người sống phụ thuộc trong hộ, chủ hộ tham gia vào cơ quan chính quyền, và tổng diện tích đất đai của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức.
Bài cùng danh mục:
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021
Các nhân tố phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Latest posts
Thi Công chức Thuế – Tài liệu ôn tập môn thuế chuyên ngành vòng 2
20 Bài đề Mẫu – Tiếng Anh Ôn Công Chức Thuế – Tiếng Anh Thầy Cucku
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức học phí giáo dục _ wsv.2021
Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh
Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông dân_ wsv 2021
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa _ 2021