Phương pháp học tập cộng tác và Phương pháp học tập trải nghiệm

Giới thiệu Phương pháp học tập cộng tác và Phương pháp học tập trải nghiệm

Một số phương pháp giảng dạy hiện đại trong giáo dục đại học Có rất nhiều phương pháp giảng dạy hiệu quả được  áp dụng trên thế giới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của  bài viết, tác giả chỉ đề cập tóm tắt hai phương pháp  được đánh giá cao và áp dụng phổ biến tại các trường  đại học tiên tiến, đó là phương pháp học tập cộng tác  (collaborative learning) và phương pháp học tập trải  nghiệm (experiential learning).  

Phương pháp học tập cộng tác là gì?

Phương pháp học tập cộng tác  
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm: Đức,  Nhật Bản, Abu Dhabi, Trung Quốc… đều đang áp dụng  rộng rãi phương pháp học tập cộng tác như một hình thức  giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục. Phương pháp  này hay bị nhầm lẫn với các phương pháp khác, như: học  tập hợp tác (cooperative learning), học tập đồng đẳng  (peer learning) hay học nhóm (team learning) vì cùng  dựa trên mô hình làm việc nhóm. Trên thực tế, phương  pháp cộng tác được hiểu như là phương pháp giảng dạy  chia thành các nhóm nhỏ, làm việc cùng nhau để đạt  được mục tiêu học tập chung (Cole & Smith, 1993). Các  thành viên tập hợp lại không phải vì một yêu cầu học  tập nào, mà vì mục tiêu tối đa hóa khả năng học tập của  chính họ và của nhau (Johnson & Johnson, 2004).  Như vậy, phương pháp này không dựa vào việc tổ  chức học tập của giảng viên, mà nhóm tự hoạt động  độc lập, các thành viên biết tin tưởng, chia sẻ quyền  hạn và trách nhiệm với nhau, chia sẻ kiến thức, quan  điểm trái chiều để cùng nhau phát triển nhận thức. Đặc  điểm cơ bản của phương pháp học tập cộng tác được  phát triển bởi Siciliano (2001) như Hình 1. Theo đó, phương pháp này gồm 4 hoạt động cơ bản,  như sau: (i) Sự tương tác, hỗ trợ tích cực: Để đạt được mục  tiêu học tập chung, các sinh viên cần tương tác, hỗ trợ  tích cực cho nhau, vì thành công của bản  thân gắn liền với thành công của bạn  học. Giảng viên đóng vai trò tổ chức môi  trường học hiệu quả giúp tạo ra sự tương  tác tích cực này, thông qua việc chia  sẻ mục tiêu chung, chia sẻ vai trò từng  thành viên, chia sẻ nguồn tài nguyên, tư  liệu chung, phần thưởng chung, chia sẻ  tri thức của mình cho nhóm…  (ii) Trách nhiệm cá nhân: Mỗi thành  viên được kỳ vọng chia sẻ công việc và  chịu trách nhiệm cho hoạt động chung  của nhóm. Trách nhiệm cá nhân có thể  được đảm bảo bằng nhiều phương pháp,  như: thường xuyên theo dõi hiệu quả làm  việc và đóng góp cá nhân vào hoạt động  nhóm, phản hồi và thông báo cho từng  thành viên về kết quả/hiệu quả đóng  góp của họ, kiểm tra, đánh giá riêng cho  từng thành viên, yêu cầu một thành viên  giảng lại cho nhóm…  (iii) Xử lý công việc theo nhóm: Nhóm  chỉ làm việc hiệu quả khi từng thành viên  phối hợp hoạt động theo nhóm, nhằm đạt  được mục tiêu học tập ở mỗi giai đoạn.  Những thành tích, cải tiến (nếu có) được  chia sẻ trong nhóm ở mỗi giai đoạn.  (iv) Kỹ năng làm việc nhóm và tương  tác trực tiếp: Quá trình trao đổi, tương tác  giữa các sinh viên trong nhóm thông qua  giao lưu trực tiếp, giúp họ học hỏi nhau,  hiểu và phát triển kiến thức cần học. Để  quá trình tương tác hiệu quả, sinh viên  cần được trang bị các kỹ năng, như: kỹ  năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, quản  lý xung đột, tính quyết đoán…  

Phương pháp học tập trải nghiệm là gì?

Phương pháp học tập trải nghiệm
Học tập trải nghiệm là phương pháp  đang được áp dụng tại rất nhiều trường  danh tiếng trên thế giới, đặc biệt đối với  những trường đại học có chương trình đào  tạo cần đến những kinh nghiệm thực tế, đó  là Đại học Harvard, Đại học Luật Boston,  Đại học New York, Đại học Kent… Có thể hiểu học tập trải nghiệm là một  phương pháp giảng dạy trong đó quan  điểm và kinh nghiệm cá nhân của người  học đóng vai trò trung tâm (Kolb, 2008).  Phương pháp này tạo cơ hội cho sinh viên  học bằng cách làm, tri thức được tạo ra  thông qua việc trao đổi kinh nghiệm và  học thông qua việc tự phát triển nhận thức,  như qua các mô phỏng thực tế, các tình  huống có tính thực hành và vận dụng cao… Theo Kolb (1984), sinh viên và quá  trình học tập của họ đóng vai trò chính  trong phương pháp học tập trải nghiệm.  Trong quá trình áp dụng, giảng viên và  sinh viên có thể trải nghiệm nhiều tình  huống rủi ro, thành công hoặc thậm chí  thất bại vì các trải nghiệm này đều không  tiên đoán trước được. Đây chính là điểm  nổi bật của phương pháp này.  Trong mô hình “Vòng tròn học trải  nghiệm” của Kolb (Hình 2), quá trình  học tập có thể chia ra làm 4 bước cơ  bản: (1) Quan sát và phản ánh: học tập  thông qua quan sát các hoạt động do  người khác thực hiện và suy ngẫm; (2)  Hình thành quan điểm và khái quát hóa:  tự tổng hợp và xây dựng các khái niệm  theo kết quả quan sát; (3) Trải nghiệm  thực tế: trực tiếp áp dụng quan điểm vào  tình huống mới; (4) Kinh nghiệm cụ thể:  đúc rút từ trải nghiệm, đề xuất giải pháp  và ra quyết định. Quan điểm cơ bản trong mô hình học  tập dựa trên kinh nghiệm này là người  học cần thiết phải chiêm nghiệm các kinh  nghiệm của mình. Từ đó, khái quát hóa  và công thức hóa các khái niệm nhằm áp  dụng cho các tình huống mới có thể xuất  hiện trong thực tế; sau đó các khái niệm  này được áp dụng và kiểm nghiệm trong  thực tế để thấy được sự đúng – sai, hữu  dụng – vô ích… Từ đó lại xuất hiện các  kinh nghiệm mới và chúng lại trở thành  đầu vào cho vòng học tập tiếp theo, cứ  thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt  được mục tiêu đề ra ban đầu. Chu trình  này yêu cầu người học phải tuân thủ tốt  kỷ luật trong học tập thông qua việc lên  kế hoạch, hành động, phản tỉnh và liên hệ  ngược trở lại các lý thuyết.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG  DẠY TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG  DẠY TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Nguồn: Siciliano (2001)  HÌNH 2: VÒNG TRÒN HỌC TRẢI NGHIỆM  Nguồn: Kolb (2008) Có rất nhiều phương thức tạo ra môi trường học tập trải nghiệm, ví dụ như: dựa vào đồ án, dự án (project  based learning), mô phỏng thực tế (simulations), trải  nghiệm qua thực tế ảo (virtual learning), nghiên cứu  các tình huống thực tế (case studies), trải nghiệm gắn  kết phục vụ cộng đồng (experiential combined with  community based learning)… Trong đó, phương thức  học tập phục vụ cộng đồng đang được các trường đại  học trên thế giới ưu tiên áp dụng để tạo thương hiệu,  thu hút sinh viên đến học tập.  

Vận dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại trong giáo dục đại học ở Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã  hội, tính đến hết quý IV/2016, Việt Nam có hơn 218.000  người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên. Nguyên  nhân phần lớn do kết quả đào tạo đại học của Việt Nam  chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.  Kết quả khảo sát thực địa của Viện Hàn lâm Quốc gia  Hoa Kỳ năm 2006 đã đánh giá phương pháp dạy và  học đại học của Việt Nam rằng: “Phương pháp giảng  dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết  trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là  có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và  ngoài lớp học; quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức  theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học  khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng  hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên  sâu; sinh viên học một cách thụ động”. Cho đến nay, phương thức dạy và học ở Việt Nam vẫn chưa thay đổi nhiều. Vì vậy, để chuyển đổi phương  pháp học truyền thống theo hướng hiện đại, giúp nâng  cao kỹ năng cần thiết của sinh viên, đáp ứng nhu cầu  của thời kỳ mới, cần áp dụng các phương pháp dạy học  tiên tiến như đã phân tích ở trên. Thực tế các nước có  nền giáo dục tiên tiến cho thấy, để định hình được một  phương pháp cũng cần mấy chục năm, nếu không nói  là thế kỷ. Chính vì thế nên tận dụng lợi thế đi sau để  Việt Nam có thể đi tắt và đón đầu nhanh hơn các quốc  gia đi trước. Trong hai phương pháp đã phân tích, thì phương  pháp học tập qua trải nghiệm dường như chỉ phù hợp  ở các đô thị và thành phố lớn tại Việt Nam, hoặc dành  cho tầng lớp người học có khả năng tài chính nhất định.  Nguyên nhân là do: (i) Khó tìm được giảng viên có  kiến thức thực tế để đảm bảo việc trải nghiệm của sinh  viên là chuẩn xác nhất với chuyển động của thế giới  thực; (ii) Học tập qua trải nghiệm cần môi trường học  mô phỏng thực tế, người học phải thực hiện các hoạt  động phỏng vấn, khảo sát, thực nghiệm…, nên thường  tốn kém chi phí. Do đó, trong bối cảnh GDP bình quân đầu người  còn thấp, hạ tầng giáo dục thiếu và yếu, thì phương  pháp học tập cộng tác là sự lựa chọn thích hợp để áp  dụng chung đối với cả nước Việt Nam. Để thực hiện tốt  phương pháp này, cần chú ý những vấn đề sau: Một là, khuyến khích áp dụng phương pháp cộng  tác trong giáo dục đại học. Các trường đại học cần xây  dựng quy chế chuyên môn cụ thể, yêu cầu các giảng  viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Theo đó, yêu  cầu giảng viên xây dựng đề cương môn học kỹ càng và  đề cương bài giảng với những đổi mới cụ thể, quy định  rõ ràng các biện pháp quản lý, giám sát chuyên môn,  quy trình triển khai đề cương môn học và đề cương bài  giảng đến từng sinh viên. Xây dựng nghiêm túc và có  hiệu quả chế độ trợ giảng, trợ giáo, kèm cặp. Hai là, các trường đại học phải đẩy mạnh kế hoạch  học nhóm, lao động nhóm để rèn luyện sinh viên khả  năng lãnh đạo và cách làm việc theo nhóm. Cho phép  sinh viên tự vận dụng, độc lập sáng tạo tìm hiểu kiến  thức, đặc biệt thông qua các hoạt động thảo luận, trình  bày các quan điểm, tư duy của mình về vấn đề được  nêu ra. Ba là, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá quá trình  học tập và kết quả học tập bằng nhiều phương pháp khác nhau từ trắc nghiệm khách quan đến  luận đề, làm bài tập nghiên cứu… Tính  điểm nên có điểm chấm kiểm tra giữa  học kỳ, cuối học kỳ và những bài tập, nhất  là những bài tập nghiên cứu chuyên đề.  Cách tính điểm được thông báo trong đề  cương môn học ngay từ buổi học đầu tiên. Bốn là, có cơ chế, chính sách ưu  tiên, hỗ trợ giảng viên. Để áp dụng các  phương pháp giảng dạy hiện đại đòi hỏi  giảng viên liên tục cập nhật thực tế, phân  tích, phản hồi và sửa đổi liên tục. Đây  là quá trình được lặp lại trong suốt sự  nghiệp giảng dạy. Do đó, giảng viên rất  cần các cơ chế, chính sách hỗ trợ giúp họ  có thể cải tiến, phù hợp với những yêu  cầu thay đổi trong xã hội mới, thông qua  các khóa đào tạo, học tập nâng cao kinh  nghiệm hay tìm hiểu áp dụng công nghệ  mới, các hội thảo hay các chính sách hỗ  trợ giảng dạy, nghiên cứu… Năm là, cần xác định cụ thể mục tiêu  đào tạo đại học cần gắn liền với yêu cầu  thực tế. Việc tăng cường mở rộng hợp  tác giữa nhà trường với các viện, trường  đại học, các tổ chức chính trị – xã hội,  các công ty, các cá nhân tiêu biểu… trong  và ngoài nước sẽ giúp các trường đại  học tiếp cận nhu cầu thực tế, từ đó xác  định các mục tiêu đào tạo cụ thể, trang  bị cả kiến thức, kỹ năng cần thiết, gắn  liền thực tế cho sinh viên tốt nghiệp. Hơn  nữa, thông qua các thỏa thuận hợp tác  này, các trường đại học cũng xây dựng  được một mạng lưới việc làm tốt, tạo cơ  hội giới thiệu cho sinh viên thực tập, tiếp  cận thực tế cũng như tìm việc làm sau  tốt nghiệp.? 

TÀI LIỆU PDF: Một số phương pháp giảng dạy hiện đại trong giáo dục đại học

TẠI ĐÂY

 PHẠM HƯƠNG TRANG*

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế tri thức, do đó  việc xây dựng đội ngũ tri thức đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế, đáp ứng  nhu cầu phát triển của xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của đào tạo đại học. Tuy  nhiên hiện nay, phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn đang được áp dụng  phổ biến tại hầu hết các trường đại học tại Việt Nam và không đáp ứng được  yêu cầu ngày càng phong phú và khắt khe của thời đại mới. Bài viết sẽ giới  thiệu một số phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới, từ đó kiến nghị  giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đại học trong nước. 

5/5 - (1 bình chọn)
[post_danhmuc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *